Toàn thể Quốc hội Việt nam khóa 1 chụp ảnh với Bác Hồ - Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu).
(HBĐT) - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 5/1/1946, trước ngày Tổng tuyển cử bầu ra QH đầu tiên của nước ta, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi: “Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ. Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình”. (1)
65 năm rồi, nhìn lại chặng đường hơn nửa thế kỷ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, QH nước ta phát triển, dân ta bầu QH, QH là của dân.
Ngày ấy, với tấm lòng của đồng bào đối với lãnh tụ, đông đảo nhân dân kiến nghị, yêu cầu Cụ Hồ Chí Minh được miễn phải ứng cử trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới vì Cụ đã được toàn dân suy tôn làm Chủ tịch vĩnh viễn của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Đáp lại nguyện vọng, kiến nghị của đồng bào, Bác có thư trả lời:
“Tôi không phải ra ứng cử, đồng bào các nơi vẫn cử tôi vào QH nhưng tôi là một công dân của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của Tổng tuyển cử đã định”. (2)
Hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên được toàn dân hưởng ứng cách đây 65 năm là một thắng lợi cực kỳ quan trọng đối với nhân dân trong nước và đối với thế giới. Vì nước ta đã có QH, một QH của dân, do dân bầu ra bằng hình thức phổ thông đầu phiếu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đạt tỷ lệ phiếu cao nhất 98,4%.
QH nước Việt
Ngày 3/3/1946, lần đầu tiên QH Việt
QH khóa I, kỳ họp thứ hai vào ngày 28/10/1946 và tiến hành việc lậùp Chính phủ mới. Bác Hồ lại được sự tín nhiệm cao, Bác nói: “Lần này là lần thứ 2 mà QH giao phó cho tôi phụ trách Chính phủ một lần nữa. Việt
Tại kỳ họp này, QH đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa trẻ tuổi đã thông qua Hiến pháp. Hiến pháp năm 1946 đã đưa nhân dân ta từ thân phận của kẻ nô lệ trở thành những chủ nhân thực sự của đất nước. Hiến pháp của QH đầu tiên quy định: “Tất cả quyền hành trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái, trai, giàu, nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Hiến pháp đã khẳng định một cách mạnh mẽ: QH là của dân.
Ngày 8/5/1960 khai mạc QH khóa II (1960-1964) và tiếp đến 3 kỳ QH khóa III (1964-1971). Trong QH khóa này, Bác Hồ lâm bệnh đã ra đi với thế giới người hiền. QH khóa IV (1971-1975) và QH khóa V (1975-1976). Đó là những QH của thời kỳ nhân dân ta thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng CHXH ở miền Bắc làm nền tảng cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Ngày 24/6/1976, khai mạc kỳ họp thứ nhất, QH khóa VI (1976-1981). Đây là QH thống nhất gắn liền với sự ra đời của nước CHXHCN Việt
Tiếp theo là QH khóa VII (1981-1987) và QH khóa VIII (1987-1992), đây là những khóa QH của thời kỳ tiền đổi mới và đổi mới. QH đã xác định phương hướng xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, thông qua Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp của thời kỳ đổi mới.
Ngày 19/7/1992, nhân dân cả nước tham gia bầu cử QH khóa IX (1992-1997), QH của thời kỳ đổi mới toàn diện, phấn đấu đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng KT-XH và bước vào thời kỳ phát triển mới. QH khóa X (1997-2002) là QH của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, chuẩn bị cho đất nước bước vào thiên niên kỷ mới với thế, lực mới, vượt tầm vóc mới. QH khóa XI (2002-2007) là QH đầu thiên niên kỷ với trọng trách là thể chế hóa chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, từng bước đưa nước ta tiến lên.
QH khóa XII (2007-2011), trong nhiệm kỳ này có sự đổi mới đáng kể về việc thành lập thêm 2 ủy ban mới là ủy ban Tư pháp và ủy ban Tài chính - ngân sách, đưa tổng số các ủy ban của QH lên 10 cơ quan. QH khóa XII quyết định rút ngắn nhiệm kỳ từ 5 năm xuống còn 4 năm. Đặc biệt, tại kỳ họp thứ nhất, QH khóa XII đã thông qua dự án Luật Sửa đổi - bổ sung một số điều của Luật Phòng - chống tham nhũng.
65 năm, trải qua 12 khóa QH, xuyên qua các thập niên của thời gian, QH luôn xứng đáng là QH của dân.
1,2: Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5.
Văn Song (T.T.V)
(HBĐT) - “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -2020 và tầm nhìn đến năm 2030” đang được thực hiện thí điểm tại nhiều xã trong toàn tỉnh. Tại Lương Sơn, huyện đã chọn 4 xã Nhuận Trạch, Thành Lập, Cao Thắng và Hòa Sơn thực hiện thí điểm xây dựng nông thôn mới (NTM).
(HBĐT) - Xã Thượng Cốc hiện có 25 chi bộ trực thuộc với 210 đảng viên. Sau đại hội Đảng bộ xã lần thứ 23, nhiệm kỳ 2010 – 2015, Đảng uỷ xã Thượng Cốc đã tập trung chỉ đạo để đưa nghị quyết của Đảng bộ vào cuộc sống với 11 chỉ tiêu cụ thể trong xây dựng Đảng, phát triển KT - XH và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Tiếp tục chuyến công tác tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, ngày 21/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương đã tới thăm và làm việc tại tỉnh Lai Châu.
Kỷ niệm 36 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2011), chiều 21/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp thân mật đoàn đại biểu cựu tù chính trị, tù binh huyện Bình Chánh (Thành phố Hồ Chí Minh) nhân dịp các đại biểu ra thăm Thủ đô Hà Nội.
(HBĐT) - Chiều 21/4, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVTƯ Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra tình hình thực hiện Dự án đường cao tốc Hòa Lạc- TP Hòa Bình. Cùng đi có đồng chí Quách Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh, Sở GT-VT và huyện Kỳ Sơn.
(HBĐT) - Sáng 21/4, đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với Đảng bộ xã Pù Bin (Mai Châu). Cùng đi có lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Sở NN&PTNT, Sở KH&ĐT; lãnh đạo Huyện ủy Mai Châu cùng đại diện các công ty: Anh Kỳ, An Thịnh, An Cường và Nhật Anh.