Trong ngày 9-5, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội (ƯCV ĐBQH) Nguyễn Ngọc Đào (Phó Trưởng Khoa Đào tạo bồi dưỡng công chức, tại chức Học viện Hành chính), Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ tịch HĐQT Liên hiệp HTX Thương mại TP), Đinh Thị Bạch Mai (Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP), Mach Dares Samael (Trưởng ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo TP) và Đặng Thành Tâm (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn) đã tiếp xúc với cử tri quận Bình Thạnh.

Chương trình hành động của các ƯCV nhận được phản hồi tích cực từ cử tri bởi sự chi tiết, rõ ràng. Cử tri Nguyễn Thị Tạo (phường 7) đề nghị: “Nếu đắc cử, các ƯCV chỉ cần nói ít nhưng hãy làm nhiều, cố gắng sâu sát dân để “nghe” được hết những bức xúc, tồn tại từ thực tiễn, từ trong dân để đem vào nghị trường Quốc hội”. Cử tri Nguyễn Mộng Thùy (phường 5) phản ánh tệ nạn bạo lực gia đình đe dọa sự ổn định của gia đình, làm hủy hoại đến sức khỏe, tình cảm, tài sản của gia đình và gây ra những ảnh hưởng không tốt cho tất cả các thành viên trong gia đình, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Gửi gắm đến bà Đinh Thị Bạch Mai, cử tri Nguyễn Thị Tạo đề nghị nếu đắc cử, cần phải tích cực quan tâm, đấu tranh cho bình đẳng giới và đề xuất biện pháp hữu hiệu hơn trong tuyên truyền, thực hiện để kéo giảm tình trạng bạo lực gia đình đang gia tăng.

Ngày 9-5, các ƯCV ĐBQH Khóa XIII, đơn vị bầu cử số 1 TP Hà Nội, gồm các ông: Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Quốc hội (thứ 2 bên phải); Lê Hiền Vân, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Nguyễn Minh Quang, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị; Nguyễn Thị Minh Hồng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Ba Đình, Hà Nội; Nguyễn Quế Anh, Bí thư Quận đoàn Ba Đình, Hà Nội, đã tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ để trình bày chương trình hành động, vận động bầu cử.

Đa số ý kiến cử tri đều bày tỏ phấn khởi và đánh giá cao chương trình hành động của các ƯCV, đồng thời trao đổi với các ƯCV về nhiều vấn đề cử tri quan tâm như: công tác phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong thời đại ngày nay; phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ngày càng vững mạnh, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn sự trong sạch trên địa bàn; kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội; đấu tranh chống tham nhũng...

Ngày 9-5, ƯCV ĐBQH Huỳnh Thành Đạt (Phó Giám đốc Thường trực Đại học Quốc gia TPHCM), Lê Thanh Hải (Bí thư Thành ủy TPHCM), Phạm Thị Kim Hồng (Hội Chữ thập đỏ TPHCM), Nguyễn Phước Lộc (Chủ tịch TƯ Hội LHTN Việt Nam), Lâm Thiếu Quân (Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ Tiên Phong) đã tiếp xúc và trình bày chương trình hành động trước các cử tri quận 11.

Cử tri Đặng Thị Xới (phường 9) đề nghị sau khi trúng cử, các ĐBQH cần góp ý sửa đổi một số quy định về BHYT để người tham gia BHYT được hưởng chất lượng cao hơn. Bà cũng cho rằng cần phải xử lý nghiêm khắc những hành vi vi phạm mỹ quan đô thị để phong trào xây dựng nếp sống văn minh đô thị đạt được hiệu quả cao.

Cử tri Mai Thị Bé (phường 11) nêu trường hợp Dự án quy hoạch mở rộng đường Nguyễn Thị Nhỏ đã có từ trước 30-4-1975 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện, làm ảnh hưởng đến đời sống người dân, từ đó bà yêu cầu các ngành, các cấp xem xét sớm xóa bỏ quy hoạch “treo” này.

Thay mặt các ƯCV, ông Nguyễn Phước Lộc tiếp thu những tâm tư, nguyện vọng của cử tri gửi đến Quốc hội. Ông cũng cho biết sau khi trúng cử, các ĐBQH sẽ phản ánh những vấn đề này, làm cơ sở góp ý để Quốc hội hoàn thiện hệ thống pháp luật; liên hệ cơ quan chức năng nhằm trả lời thấu đáo và giải quyết những bức xúc của người dân.

Tại buổi tiếp xúc của các ƯCV ĐBQH và ƯCV ĐB HĐND TP ở quận 12, cử tri Trần Nguyên Thái (ngụ phường Thạnh Lộc) cho rằng, chất lượng ƯCV ĐBQH và đại biểu HĐND TP kỳ này được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, cử tri kỳ vọng ở người ĐB của dân là tinh thần trách nhiệm, sự tận tâm, dám dấn thân vào những việc khó, nơi khó để cùng dân và chính quyền giải quyết các vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống, nhất là về quy hoạch phát triển, hỗ trợ làm ăn, giải quyết nghèo đói…

Về tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc của dân, ông Thái đề nghị các ƯCV dù trúng cử hay không trúng cử, bằng trách nhiệm và cương vị của mình hãy quan tâm đến các vấn đề về cải cách hành chính, cấp giấy chứng nhận nhà, đất, môi trường… Đây là những vấn đề được người dân nói đến rất nhiều trong những năm qua nhưng chuyển biến chưa được bao nhiêu. “Chúng ta cứ nói cải cách hành chính ở chỗ này, chỗ nọ mà ở ngay phường này dân muốn có sổ đỏ cũng trần ai, đi lên đi xuống không biết bao nhiêu lần. Các vị không tin cứ đi làm một cuộc khảo sát xem dân ở vùng này bao nhiêu người đã có sổ đỏ, sổ hồng, bao nhiêu người còn sống “lậu”, có nghĩa nhà, đất là tài sản của mình nhưng không được pháp luật công nhận” - ông Thái bức xúc.

Cử tri Nguyễn Văn Châu (phường Thạnh Xuân) nói: “Tôi thấy ƯCV nào cũng nói đến bức xúc của dân trong chương trình hành động của mình. Nhưng có một chuyện là bao nhiêu năm nay người dân vùng kháng chiến xưa An Phú Đông - Thạnh Lộc - Thạnh Xuân vẫn còn rất nhiều hộ không có nước sạch để xài. Chúng tôi mong muốn các vị ứng cử viên nào trúng cử trong cuộc bầu cử lần này hãy bắt tay ngay vào công việc đưa nước sạch về cho dân xài. Nếu nói và làm được như vậy thì cử tri chúng tôi mới tin”.

Tại buổi góp ý với ƯCV ĐB HĐND TP Hà Thế Dũng (Chủ tịch Hội nghệ sĩ múa TP), Thượng tọa Danh Lung (Ủy viên Trung ương MTTQ VN, Trụ trì Chùa Chantarăngsây), Hà Phước Thắng (Phó Chủ tịch UBND quận 3), Thân Thị Thư (Trưởng ban Dân vận Thành ủy), Hoàng Thị Diễm Tuyết (Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ), cử tri Lê Hoàng (phường 8) đề nghị các đại biểu nếu trúng cử cần tăng cường các hoạt động giám sát về cải cách hành chính, quy hoạch đô thị, ô nhiễm môi trường, giao thông đô thị, việc đào đường và cải cách hành chính ở các ngành xây dựng, nhà đất, quy hoạch…

Cùng ngày, góp ý với các ƯCV ĐBQH và ĐB HĐND TPHCM, cử tri Võ Sơn (phường 10, quận Tân Bình) đặt vấn đề: “Cải cách hành chính đã hơn 10 năm thực hiện nhưng đến nay dân vẫn… “bị hành”, vậy ĐBQH sẽ phải suy nghĩ đưa lên bàn nghị sự của Quốc hội những giải pháp khắc phục triệt để. Một khi các ĐBQH tích cực mổ xẻ, phân tích, tìm nguyên nhân và có giải pháp thấu đáo thì thủ tục hành chính sẽ được cải tiến, đồng thời góp phần chống tham nhũng, tiêu cực một cách hiệu quả”.

                                                                                 Theo SGGP

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục