Lãnh đạo UBND huyện Cao Phong trồng cây tại chùa Khánh, chiến khu Thạch Yên - Cao Phong.
(HBĐT) - Con đường từ QL6 lên xã Yên Thượng (Cao Phong) đã cơ bản hoàn thành. Chỉ còn một vài chỗ đơn vị thi công đang hoàn thiện nốt để sớm đưa vào sử dụng.
Lần này đoàn chúng tôi mang theo hơn 2.000 cây thông để trồng tại chùa Khánh và hơn 30 suất quà tặng cho các cháu thiếu nhi ở vùng chiến khu Thạch Yên. ông Phạm Văn Long, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Trồng những cây thông này ngoài mục đích phủ xanh đồi trọc giữ gìn môi trường cho khu di tích còn mang ý nghĩa mong muốn con cháu tiếp nối tinh thần cách mạng của các thế hệ đi trước. Cũng tại nơi này trước kia đội du kích đã tập luyện dưới cây thông già trăm tuổi để đánh đuổi giặc Pháp, lật đổ chế độ phong kiến. Trước đây, vùng núi Thạch Yên có đồi núi hiểm trở và chỉ có con đường độc đạo từ QL6 vào đây. Tuy chỉ dài chừng 20 km nhưng phải đi mất một ngày đường mới đến nơi.
Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, các chiến sỹ cách mạng đã dựa vào thế núi rừng để xây dựng căn cứ địa cách mạng (một trong bốn khu căn cứ địa của tỉnh). ở đây có địa thế gần QL6, dốc Cun nên có thể uy hiếp trực tiếp quân đầu não của địch tại tỉnh lỵ Hòa Bình. Cuối năm 1944, Xứ ủy Bắc kỳ phân công đồng chí Vũ Thơ đến tuyên truyền giác ngộ cách mạng đồng bào các dân tộc ở các xã trong vùng, mở đầu cho thành lập khu căn cứ địa Cao Phong - Thạch Yên. Đến tháng 7/ 1945, đồng chí Vũ Thơ - nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng tỉnh tuyển chọn 30 tự vệ trẻ, khỏe, hăng hái ở thị xã vào vùng Cao Phong - Thạch Yên để mở lớp huấn luyện quân sự. Lúc đầu, lớp học được đặt tại xóm Ngái, xã Thạch Yên cũ (bây giờ thuộc xã Yên Lập), do điều kiện địa hình nên sau đó chuyển về đồi chùa Khánh, xã Thạch Yên cũ (nay là xã Yên Thượng). Cùng phụ trách lớp huấn luyện, ngoài đồng chí Vũ Thơ còn có các đồng chí Nguyễn Hòa, Hà Tư Bình trong Ban cán sự Đảng tỉnh. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, thiếu thốn, gian khổ nhưng lực lượng cách mạng đi đến đâu cũng được nhân dân đùm bọc, chở che. Nhiều gia đình đã trở thành cơ sở cách mạng như các gia đình: ông Bùi Văn Y ở xóm Đai; Bùi văn Hoảnh ở xóm Trang; Đặng Chí Viễn ở phố Cun... Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng cách mạng tại chiến khu đã phát triển mạnh mẽ, làm chủ hoàn toàn khu căn cứ, chờ đợi thời cơ khởi nghĩa. Sáng ngày 23/8/1945, đoàn khởi nghĩa của căn cứ địa Cao Phong - Thạch Yên phối hợp cùng cánh quân ở Lạc Sơn xuôi dốc Cun tiến vào Phương Lâm, vượt sông Đà sang phố Đúng cùng các lực lượng cách mạng trong toàn tỉnh chiếm tỉnh lỵ, giành chính quyền về tay nhân dân, góp phần vào cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân trong cả nước.
Năm 1996, khu căn cứ Thạch Yên - Cao Phong được Bộ VH-TT công nhận khu di tích cách mạng cấp quốc gia. Năm 2000 ngân sách Nhà nước đã xây dựng chùa Khánh trên căn cứ địa Thạch Yên xưa. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước vùng chiến khu xưa đã thay đổi từng ngày. Bà con đã chuyển từ ruộng lúa 1 vụ sang 2 vụ, đồng thời tích cực thâm canh, đưa giống mới cho năng suất cao vào sản xuất. Từ năm 2008 đến nay, nhân dân ở các xóm đã mở rộng diện tích ngô lai với khoảng 60 ha vào trồng cho năng suất từ 35 - 40 tạ/ha. Những đồi đất hoang hoá được bà con trồng rừng, mía, sắn cao sản. Chỉ trong một thời gian ngắn, diện tích sắn cao sản giống mới đã được trồng trên 100 ha. Do vậy, đời sống của bà con dần cải thiện. Nhiều hộ trồng rừng theo dự án hoặc tự đầu tư trồng được hàng chục ha. Tiêu biểu như các ông: Bùi Văn Bồi ở xóm Um B trồng 4 ha rừng; Bùi Đức Truy ở xóm Bái Thoáng, xã Yên Thượng trồng gần 2 ha rừng... Đây cũng là những hộ tiên phong phát triển nghề rừng vùng chiến khu. Địa hình rộng, dân cư thưa thớt, bà con đã tận dụng nuôi lợn bản địa. Trước đây, việc nuôi lợn bản địa chỉ để dùng trong gia đình vào dịp lễ, tết nhưng nay đã trở thành hàng hoá. Những thương lái hay người tiêu dùng thích lợn ở Yên Thượng vì cách nuôi hoang dã. Do vậy, đàn lợn bản địa ở địa phương ngày càng được nhân rộng. Ngoài nuôi lợn, bà con còn nuôi trâu, bò. Hiện có hàng chục hộ nuôi trâu với quy mô lớn từ 8 - 10 con.
Từ một xã nghèo, kinh tế tự túc, tự cấp, nay Yên Thượng đã trở thành vùng kinh tế hàng hoá. Điện về bừng sáng khắp các thôn, xóm. Đường giao thông được làm mới đã cải thiện điều kiện đi lại giữa các xóm. Ngôi trường mang tên chiến khu Thạch Yên được xây dựng ở xã Dũng Phong tạo điều kiện cho con em vùng chiến khu không phải đi học xa. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trạm y tế đáp ứng CSSK nhân dân. Tình hình ANTT được giữ vững, góp phần thay đổi cuộc sống vùng chiến khu xưa.
Việt Lâm
(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 8, chúng tôi có dịp về xóm Tiềng, xã Bắc Phong (Cao Phong). Câu cầu tạm nối xóm với các xóm ngoài nay đã được thay bằng cầu bê tông chắc chắn. Anh Bùi Văn Thái, Bí thư Đoàn xã cho biết: Đây là công trình thuộc dự án xoá cầu tạm, xây dựng cầu nông thôn do T.Ư Đoàn đầu tư. Ngay khi được cấp vốn, thanh niên, nhân dân cùng đóng góp ngày công xây dựng. Khởi công cuối năm 2010, chỉ trong vòng 1 tháng, cây cầu đã hoàn thành, đảm bảo giao thông thuận lợi cho bà con trong xã, đặc biệt là vào mùa mưa lũ.
Bộ trưởng Công an yêu cầu toàn lực lượng CAND nâng cao chất lượng phân tích tình hình, tham mưu cho Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ vững chắc chủ quyền.
Ngày 17-8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các đại biểu Quốc hội trong đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng đã tiếp xúc cử tri tại thành phố Hải Phòng để báo cáo kết quả kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Ngày 17.8, tại Hà Nội, Ban Bí thư T.Ư Đảng đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt các đảng ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng các bộ, ngành, đoàn thể T.Ư, các tỉnh ủy, thành ủy khu vực phía Bắc quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/T.Ư của Bộ Chính trị và Kế hoạch 03-KH/T.Ư của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Đinh Thế Huynh... chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Ông Nguyễn Đình Trọng, Phó ban đại diện Hội NCT huyện Kỳ Sơn cho biết: Hiện nay, 100% xã, thị trấn đều có Hội NCT với 3.562 người, chiếm 9,55% dân số huyện. Trong đó, 2.219 hội viên là đảng viên, sinh hoạt ở 75 chi hội và 220 tổ hội, 12 hội viên từ 100 tuổi trở lên, 104 hội viên từ 90 - 99 tuổi, 702 hội viên từ 80 - 90 tuổi.
(HBĐT) - Ngày 17/8, Đảng ủy Sở NN& PTNT đã tổ chức hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng và chương trình hành động của Đảng ủy Sở. 300 cán bộ, đảng viên toàn Đảng bộ và lãnh đạo đoàn thể các đơn vị trực thuộc, các quần chúng ưu tú ở chi, Đảng bộ bộ phận đã tham dự.