Sau hai ngày làm việc (5, 6-9), Hội nghị kỷ niệm 50 năm Phong trào Không liên kết (9/1961-9/2011), với sự tham dự của 105 đoàn đại biểu thuộc 101 nước, trong đó có 80 đoàn chính thức, tại thủ đô Belgrade, Serbia, đã thành công tốt đẹp.

 

Cùng với khẳng định những đóng góp của Phong trào Không liên kết (NAM), giúp thế giới đổi thay tích cực trong 50 năm qua (kể từ năm 1961), Hội nghị Belgrade đã đề ra những phương hướng hợp tác mới nhằm thúc đẩy tình đoàn kết giữa các nước thành viên, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng và giải quyết hòa bình các cuộc xung đột, tăng cường tính năng động và vai trò của NAM trên trường quốc tế, trước hết là trong phối hợp hành động về chính trị và kinh tế tại các diễn đàn đa phương trong tình hình mới.

Một lần nữa tại diễn đàn đa phương này, Đoàn Việt Nam, do Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh dẫn đầu, đã có những đóng góp quan trọng vào sự thành công của hội nghị; qua đó khẳng định chính sách hội nhập sâu rộng của Việt Nam trên trường quốc tế. Không phải ngẫu nhiên, tại Belgrade, cùng với nước chủ nhà Serbia, Ai Cập (nước Chủ tịch đương nhiệm của NAM), Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam được chọn là nước thành viên có bài phát biểu chủ chốt. Và phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh đã thu hút sự chú ý của toàn thể hội nghị. Có được kết quả đó, chính là nhờ những đóng góp không mệt mỏi của Việt Nam trong suốt hơn nửa thế kỷ qua - kể từ khi nước nhà giành được độc lập - được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Chính cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ chống ngoại xâm, giải phóng đất nước đã khiến Việt Nam sớm gắn bó và đóng góp vào sự phát triển của NAM. Ngay từ khi mới giành được độc lập, đại diện Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã tham dự Hội nghị cấp cao Á - Phi ở Bandung, Indonesia (tháng 4-1955), hội nghị được xem là tiền thân của NAM sau này. Tại cuộc gặp lịch sử ở Bandung, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy đoàn kết giữa các nước mới giành độc lập, góp phần xác lập những nguyên tắc cơ bản sau này trở thành các nguyên tắc trong hoạt động của NAM. Năm 1976, tại Hội nghị cấp cao NAM lần thứ 5 (Colombo, Sri Lanka), Việt Nam chính thức gia nhập NAM (ngày 28-6-1976). Từ đó, NAM càng được khẳng định như một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa; đồng thời bổ sung cho các quan hệ song phương, khu vực và quốc tế của Việt Nam.

Là một thành viên tích cực của NAM, Việt Nam đã không ngừng củng cố tình đoàn kết, nỗ lực đấu tranh cho mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển, củng cố vị thế của NAM trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại; đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình phát triển. Ví dụ sinh động nhất là trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ (2008-2009), Việt Nam đã có nhiều sáng kiến được các thành viên NAM đánh giá cao, phản ánh trong văn kiện cuối cùng của Hội nghị cấp cao NAM lần thứ 15 tại Ai Cập (tháng 7-2009). Đặc biệt, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 16 và Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập NAM diễn ra ở Indonesia tháng 5 vừa qua, đoàn Việt Nam đã tham dự và có nhiều đóng góp thiết thực tại hội nghị. Tại đây, Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương; chống các chính sách cường quyền, áp đặt, chủ nghĩa bảo hộ; phấn đấu xây dựng các quan hệ quốc tế công bằng, lành mạnh và các quan hệ hợp tác bình đẳng.

Thời gian tới, Việt Nam cho rằng NAM cần chủ động, nâng cao tiếng nói trong giải quyết những vấn đề quốc tế lớn như: cải tổ Liên hợp quốc, thực hiện các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDGs) thúc đẩy vòng đàm phán Dohar, ứng phó với các cuộc khủng hoảng, thách thức toàn cầu... Với những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế và ngoại giao, Việt Nam được trông đợi sẽ có thêm những đóng góp thiết thực hơn nữa với sự nghiệp chung của NAM. Như Đại sứ Palestine tại Việt Nam, ông Saadi Salama, trong một lần trao đổi với báo chí, đã nhấn mạnh, vị thế của Việt Nam ngày càng được củng cố trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Thêm nữa, Việt Nam còn nhận được sự ủng hộ đoàn kết của nhiều dân tộc trên thế giới; do đó, những thành tựu của Việt Nam hôm nay còn là thắng lợi của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.

 

                                      Theo HaNoiMoi

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu kết luận tại hội thảo.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra Dự án xi măng Hòa Bình và Trung Sơn

(HBĐT) - Ngày 6/9, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVTƯ Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra Dự án xi măng Hòa Bình và dự án xi măng Trung Sơn. Cùng đi có lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh; các sở: KH&ĐT, Xây dựng, Công thương, Ban Quản lý các KCN tỉnh và huyện Lương Sơn.

Việt-Lào tiếp tục phối hợp chặt chẽ VPTW hai Đảng

Chiều 5/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do ông Bunpon Buttanavong, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương, làm Trưởng đoàn đang ở thăm Việt Nam.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Thư ký Bộ trưởng Quốc phòng Xri Lanca

Chiều 5/9, tại Phủ Chủ tịch, trong cuộc tiếp ông Gô-ta-bay-a Ra-gia-pac-xa, Thư ký Bộ trưởng Quốc phòng nước Cộng hòa Xri Lanca, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hoan nghênh chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của đoàn quân sự cấp cao Bộ Quốc phòng Xri Lanca, coi đây là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước; cảm ơn Xri Lanca thời gian qua đã ủng hộ Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dự Lễ khai giảng tại Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam

Sáng 5/9, trong không khí từng bừng, phấn khởi của gần 20 triệu học sinh cả nước đón chào năm học mới, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tới dự Lễ khai giảng năm học 2011 – 2012 của thầy và trò Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.

Khởi sắc Mai Châu

(HBĐT) - Những ngày tháng 8 lịch sử này, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Mai Châu vui mừng, phấn khởi trước những thành tích đạt được sau một năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2010 - 2015. Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, HĐND, UBND, MTTQ nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, phát huy thế mạnh địa phương, Đảng bộ luôn đạt TS-VM.

Quảng Bình cần phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế để phát triển bền vững

Tiếp tục chương trình thăm làm việc tại các tỉnh miền Trung, ngày 4/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Bình về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục