Nông dân xóm  Sèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc) thu hoạch ngô,  năng suất ước đạt 50 tạ /ha.

Nông dân xóm Sèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc) thu hoạch ngô, năng suất ước đạt 50 tạ /ha.

(HBĐT) - Đà Bắc có 20 xã, thị trấn với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Nhiều năm qua, huyện vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn do giao thông chia cắt, cơ sở hạ tầng yếu kém. Gần đây, cùng với Chương trình 135, chương trình quốc gia về xóa đói - giảm nghèo cũng đã mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp cho người dân.

 

Ông Bùi Văn Thiệu, Phó ban Quản lý Dự án giảm nghèo huyện Đà Bắc cho biết: Hiện nay, toàn huyện có 6 xã, 14 xóm đang sống trong điều kiện đặc biệt khó khăn. Trong khi đó, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên công tác xóa đói - giảm nghèo là bài toán không thể giải quyết ngày một, ngày hai mà đòi hỏi có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

 

Nhận thức được điều đó, ngay từ đầu năm 2011, triển khai chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2011-  2015, huyện Đà Bắc đã huy động mọi nguồn lực, sự đầu tư, hỗ trợ từ bên ngoài để giúp bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống. Theo ông Thiệu, cản trở lớn nhất đối với sự phát triển KT -XH ở Đà Bắc chính là người dân chưa tiếp cận được với trình độ KH -KT sản xuất tiên tiến mà vẫn chủ yếu dựa vào thiên nhiên. Chính vì vậy, “chìa khóa” giải quyết vấn đề ở đây chính là thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho người dân.

 

Nhận định về vấn đề này, anh Xa Thanh Hải, Giám đốc TT Dạy nghề huyện Đà Bắc cho biết: Phối hợp với chương trình xóa đói - giảm nghèo và đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hàng năm, huyện mở từ 10 - 15 lớp dạy nghề cho lao động. Tuy nhiên, thực tế thời gian đầu để tuyển dụng đủ chỉ tiêu không hề đơn giản, lý do là người lao động không mặn mà với những nghề mà học xong không thể áp dụng được vào địa phương. Chính vì vậy, chúng tôi phải khảo sát nhu cầu học nghề và  đưa vào chương trình giảng dạy những nghề thực sự phù hợp để người dân có thể áp dụng được.

 

Ngoài ra, huyện cũng huy động sự vào cuộc của các cấp hội nông dân, phụ nữ, thanh niên để tăng cường dạy nghề, nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả cho hội viên của mình. Hiện nay, tại nhiều xã đã nhân rộng mô hình nhóm sở thích do các dự án thành lập tại nhiều xã với mục tiêu hỗ trợ sinh kế, dịch vụ sản xuất và các hoạt động phát triển KT -XH cho người dân. Xây dựng các tiểu dự án sinh kế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, nhận thức, trình độ chăn nuôi, trồng trọt. Các tiểu dự án thuộc lĩnh vực này đã nghiệm thu và chuyển giao kỹ thuật cho nhân dân giúp họ có điều kiện sản xuất, canh tác áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả cao nhất.

 

Chính nhờ cách làm này, nhiều hộ dân trong huyện đã dần xác định được hướng đi trong phát triển kinh tế và mạnh dạn áp dụng KH -KT vào sản xuất. Tiêu biểu như xã Cao Sơn với hơn 90% là đồng bào DTTS sinh sống, những năm trước đây, Cao Sơn có hơn 50% hộ dân thuộc diện đói, nghèo. Tuy nhiên, nhiều năm lại đây, với mô hình cây ngô lai, cây dong riềng kết hợp với chăn nuôi gia súc, Cao Sơn đã có những bước chuyển biến đáng kể. Được thành lập từ các cụm dân di rời từ lòng hồ nên Hào Lý là xã nghèo. Tuy nhiên, hiện nay, với việc phát triển mạnh cây mía nguyên liệu, cây ngô, kinh tế nơi đây đã ổn định và ngày càng khá giả, thu nhập bình quân đạt trên 8 triệu đồng /người/năm.

 

Hỗ trợ nhân dân phát triển kinh tế, chương trình giảm nghèo Đà Bắc cũng đã đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Theo ông Thiệu, trong năm 2011, huyện được triển khai 3 công trình  là: công trình thuỷ lợi tại xóm Trầm (Tân Minh), Hày Hạt (Đồng Ruộng) và công trình khai hoang ruộng bậc thang xóm Bai (Cao Sơn), tổng mức đầu tư trên 6 tỷ đồng. Hiện nay, các công trình đã hoàn thành trên 80% kế hoạch, riêng công trình thuỷ lợi Hày Hạt đã hoàn thành nghiệm thu, bàn giao và đi vào sử dụng, phục vụ nhu cầu tưới tiêu cho diện tích 2 vụ lúa của người dân. Nhiều công trình do các xã vùng dự án làm chủ đầu tư như công trình giao thông, thuỷ lợi, cầu dân sinh, nước sạch... cơ bản đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giúp người dân phát triển kinh tế, ổn định đời sống, tăng cường cơ sở vật chất, chương trình quốc gia về xóa đói,  giảm nghèo tại huyện Đà Bắc đã thực sự mang lại những hiệu quả tích cực. Hiện nay, 100% số xã trong huyện đã có đường giao thông đến trung tâm, 100% xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn được đầu tư trường học, trạm y tế khang trang đáp ứng nhu cầu của người dân. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 12%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu nhập bình quân đạt hơn 10 triệu đồng /người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm, 97% hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt, nước hợp vệ sinh. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

 

                                                                          Đinh Hoà

 

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục