Quốc hội nước ta đang từng bước đổi mới hoạt động theo hướng phát huy dân chủ nghị trường, thiết thực, gần dân, đáp ứng nguyện vọng của cử tri.
Trong hai năm qua, một số Ủy ban của Quốc hội đã tổ chức các cuộc điều trần, phiên giải trình và hội nghị giải trình, được đông đảo cử tri theo dõi, hoan nghênh. Ủy ban Tư pháp tổ chức điều trần về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chức danh tư pháp; Ủy ban Về các vấn đề xã hội tổ chức hội nghị giải trình về chính sách giảm nghèo, về quản lý giá thuốc, về tổ chức bộ máy của ngành y tế; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng tổ chức phiên họp nghe Chính phủ giải trình về đầu tư, quản lý và sử dụng các khu vui chơi giải trí cho trẻ em. Một số Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố cũng
tổ chức các phiên giải trình về các vấn đề cử tri ở địa phương quan tâm. Sau các phiên điều trần, giải trình và hội nghị giải trình này, nhiều kiến nghị đã được gửi tới Trung ương Ðảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành và cơ quan hữu quan. Các cuộc điều trần, giải trình đã tạo ra áp lực nhất định đối với các cơ quan hành pháp, tư pháp chịu trách nhiệm chính, buộc các cơ quan này phải "chuyển động" trong tư duy và hoạt động. Trên thực tế, một số phiên giải trình đã đem lại hiệu quả bước đầu.
Tuy nhiên, do "điều trần" chưa được quy định trong luật cho nên cách hiểu và áp dụng còn khác nhau. Hiệu lực pháp lý của các kiến nghị sau điều trần và giải trình còn hạn chế, không có tính cưỡng chế, bắt buộc chủ thể phải thực hiện. Một hội nghị bình thường cũng có thể đưa ra được các kiến nghị như vậy. Trong quá trình tổ chức mang tính thử nghiệm, các Ủy ban của Quốc hội vẫn phải vừa làm vừa theo dõi xem có thích hợp, được chấp nhận không. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại các phiên điều trần và giải trình sẽ tạo nên sự căng thẳng, tranh cãi gay gắt, hoặc mâu thuẫn giữa ủy ban với đối tượng phải giải trình. Tâm tư này là một thực tế. Song, nếu không có tranh luận, phản biện, không có đối chiếu, điều tra, thậm chí tranh luận gay gắt thì khó có thể xác định được chủ thể chịu trách nhiệm và biện pháp thực hiện.
Ðiều mà đông đảo đại biểu dân cử và cử tri mong đợi là cần khẩn trương hoàn thiện pháp luật về hoạt động điều trần của các cơ quan dân cử (hiện nay mới có quy định về giải trình) để có cơ chế pháp lý tổ chức thực hiện. Các phiên điều trần, giải trình nên được tổ chức thường xuyên hơn, khi kết thúc hoạt động cần đưa ra được kết luận hoặc nghị quyết có hiệu lực pháp lý và ràng buộc nghĩa vụ thực hiện. Ðiều trần, giải trình cần kết hợp với điều tra, tranh luận, chấp nhận gai góc, thậm chí đối kháng giữa cơ quan tổ chức điều trần, giải trình và đối tượng bị điều trần, đối tượng phải giải trình. Nội dung điều trần, giải trình cần đi thẳng vào các vấn đề nóng bỏng mà đông đảo cử tri quan tâm, đó là đền bù đất đai, chia cắt dự án, chia chác đất đai, xà xẻo công trình xây dựng, chất lượng công trình giao thông thấp, nạn chạy chức, chạy quyền, phong bì trong bệnh viện, "làm luật" của cảnh sát giao thông, các vụ việc tiêu cực lớn... Các cuộc điều trần, giải trình phải chỉ ra được cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm và yêu cầu thời hạn, cách thức khắc phục hậu quả. Hơn nữa, trong quá trình tổ chức cần thu hút đông đảo cử tri tham gia bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, đồng thời, cần phát huy vai trò phản biện, thông tin của các cơ quan báo chí trong các phiên điều trần, giải trình.
Hoạt động điều trần, giải trình ở Quốc hội là một biểu hiện sinh động của thực hiện dân chủ ở cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, song song với thực hiện dân chủ cơ sở, làm tiền đề thúc đẩy thực thi dân chủ ở cơ sở. Ðể hoạt động điều trần, giải trình trở thành nền nếp trong cơ quan dân cử, giúp Quốc hội và Hội đồng nhân dân thực hiện chức năng giám sát, trong thời gian tới, bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động điều trần, các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm giám sát trước cử tri. Ðổi mới hoạt động của các cơ quan dân cử là trách nhiệm lớn lao trước Ðảng, trước nhân dân. Một năm mới bắt đầu, cử tri cả nước kỳ vọng và mong đợi ở sự đổi mới hơn nữa của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Theo NhanDan
(HBĐT) - Sau tái lập tỉnh, số lượng các TCCS Đảng và đảng viên của Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh (khi đó là Đảng bộ dân chính Đảng tỉnh) chỉ có trên 600 đảng viên ở 45 chi, Đảng bộ. Đến năm 1996, con số này được nâng lên thành 1.100 đảng viên ở 54 tổ chức cơ sở Đảng. Hiện nay, sau hơn 20 năm, với nhiều nhiệm kỳ phấn đấu, trưởng thành, số lượng và chất lượng của đảng viên Đảng bộ khối đã có chuyển biến thực sự và hiệu quả; từng bước khẳng định là một trong những Đảng bộ mạnh của tỉnh.
Sáng 4/2, đến thăm, nói chuyện với đông đảo cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Thăng Long (Hà Nội), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi tới các thành viên Câu lạc bộ lời chúc mừng tốt đẹp nhất nhân dịp Xuân mới Nhâm Thìn 2012 và kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 – 3/2/2012).
Ngày 4/2, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Thái Bình.
Hòa trong không khí cả nước sôi nổi ra quân thi đua lao động sản xuất đầu năm mới Nhâm Thìn 2012 và kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2012), chiều 4/2, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã tới thăm, động viên Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
(HBĐT) - Ngày 3/2, đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ đã đi kiểm tra tình hình sản xuất đầu năm và công tác tổ chức đón Tết Nhâm Thìn vừa qua tại huyện Đà Bắc. Cùng đi có lãnh đạo Sở KH&ĐT và NN&PTNT.
(HBĐT) - Nhân dịp Xuân mới Nhâm Thìn 2012, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), chia sẻ về những kết quả nổi bật toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã đạt được trong năm qua, cũng như những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới. Báo Hòa Bình xin giới thiệu cùng bạn đọc nội dung cuộc phỏng vấn.