Trưởng thôn Kim Bắc 3 Lường Văn Thống và những trưởng thôn vùng Thung Rếch (Tú Sơn - Kim Bôi) trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế nâng cao mức sống cho nhân dân.

Trưởng thôn Kim Bắc 3 Lường Văn Thống và những trưởng thôn vùng Thung Rếch (Tú Sơn - Kim Bôi) trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế nâng cao mức sống cho nhân dân.

(HBĐT) - Năm 1994, theo tiếng gọi của Đảng, nhiều xóm, bản thuộc vùng lòng hồ sông Đà di dân để tìm đất ở, đất sản xuất mới. Trong chuyến ly hương đó, ở Thung Rếch, xã Tú Sơn (Kim Bôi) có một nhóm hộ gia đình thuộc dân tộc Tày ở xã Đồng Ruộng (Đà Bắc). Đến đây, nhóm hộ gia đình cùng sắc tộc lập thành làng và lấy tên chung là xóm Kim Bắc, cái tên nghĩa tình được ghép từ tên của 2 địa danh Kim Bôi và Đà Bắc. Trong đó Kim Bắc 3 là xóm của đồng bào dân tộc Tày, cho đến nay vẫn là xóm đồng bào Tày duy nhất của huyện Kim Bôi.

 

Cùng Trưởng thôn Lường Văn Thống, chúng tôi đến Kim Bắc 3. Những người dân trong xóm chào đón khách với tất cả sự niềm nở. Họ bảo rằng chúng tôi đang lo thu hoạch ngô, mía cho xong để đón Tết, vui xuân. Vì đón Tết ở quê mới, nên ngoài việc sắm xanh lương thực, thực phẩm, quần áo mới, chỉnh trang nhà cửa... họ còn một việc quan trọng là về lại Đồng Ruộng (Đà Bắc) để chúc Tết ông bà, cha mẹ và những người họ hàng còn ở lại trên đó. Trưởng thôn Thống bộc bạch: Năm nào cũng vậy, cứ dịp giáp Tết là tôi lại  đưa bố mẹ về quê cũ để thăm và chúc tết ông bà. Quà cáp thì chẳng nhiều nhặn gì, có khi chỉ là  vài cây mía, dăm lít rượu ngô do chính tay bố mẹ tôi nấu và chút bánh, mứt kẹo cho có hương vị tết để còn thắp hương cúng tổ tiên. Khi trở về, ông bà, cô bác lại gửi gắm vài chai rượu quê và những đặc sản mà ở Thung Rếch không có là măng khô, mộc nhĩ, lá dong, sóc khô và cả những cây măng đắng đầu mùa nữa. Thú vị hơn cả là tôi đã mang về được cả không khí tết Tày để lồng vào không khí Tết ở nơi đất mới.

 

Nhớ lại chuyện xưa, giọng trưởng thôn Thống có vẻ trầm lắng. 18 năm trước, gia đình anh khăn gói đến đây lập làng cũng vào những ngày cuối năm. Tiết trời lạnh giá, nhà cửa tạm bợ, cơm cũng không có mà ăn nên ai cũng buồn, cũng nản. Thương con không có được tấm áo mới, bữa ăn ngon trong ngày tết, nhưng nhìn quanh quất bốn bề rừng rậm, gai góc bố mẹ cũng chỉ biết động viên các con rằng hãy cùng nhau vượt qua bước khởi đầu gian nan này. Thấm thoắt giờ cũng đã gần 20 năm trôi qua. Những cô bé, cậu bé ngày xưa đến đây với cái nhìn ngơ ngác giờ đã đến tuổi trưởng thành. Người đi học, người đi làm xa, nhưng hầu hết là ở lại xóm làng cùng cha mẹ xây dựng cơ nghiệp. Đất đai ở đây màu mỡ, trồng cây gì cũng tốt, nhưng vì diện tích chật hẹp quá nên nhiều khi người dân trong xóm phải xâm canh sang đất của xã Thống Nhất (TPHB). Ngay cả nguồn nước cũng hết sức khó khăn, trước đây xóm cũng đã được dự án 327, 747 hỗ trợ xây dựng các công trình nước tập trung, nhưng do chất lượng công trình không đảm bảo, nguồn nước cũng khan hiếm nên đến nay 3 bể nước đã trở thành hoang phế. Còn người dân trong xóm lại phải sử dụng chung mó nước chảy từ chân đồi để phục vụ cho sinh hoạt.

 

Khó khăn còn nhiều, nhưng Trưởng thôn Thống mạnh dạn nhận định: Dẫu sao ở đây cũng dễ làm ăn hơn ở quê cũ Đồng Ruộng. Xóm chủ yếu trồng ngô, mía, nhưng những sản phẩm làm ra có điều kiện để tiêu thụ một cách dễ dàng. Sắp tới, xã, huyện triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới, nếu được hỗ trợ thêm về đất đai, hạ tầng, vốn, KH-KT chúng tôi sẽ lấy đó làm động lực, nền tảng để vươn lên vượt đói, thắng nghèo.

 

Dù sống ở đất mới đã gần 20 năm nhưng những gì thuộc về bản sắc của dân tộc Tày vẫn luôn được bà con trong xóm gìn giữ. Trưởng thôn Thống tiết lộ, ở đây 70% phụ nữ hàng ngày vẫn mặc trang phục Tày. Không tổ chức được liên tục nhưng vào ngày hội Đại đoàn kết, ngày tổng kết cuối năm của các đoàn thể, hay các dịp lễ, Tết, chúng tôi cũng cố gắng mượn trống, chiêng để chị em xoè cho rôm rả. Tết này xóm sẽ tổ chức giao lưu văn nghệ, TDTT với các xóm lân cận để thắt chặt thêm tình đoàn kết và nâng cao hơn nữa đời sống tinh thần cho người dân.    

 

 

                                                                        Thúy Hằng

 

Các tin khác

Đồng chí Bùi Văn Tỉnh – UV TƯ Đảng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh với các đại biểu QH và lãnh đạo các sở, ngành tại hội nghị.
Ban chấp hành chi đoàn Văn phòng Tỉnh ủy khóa V, nhiệm kỳ 2012-2014 ra mắt Đại hội.
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh cùng chủ đầu tư, nhà thầu tại lễ ra quân năm 2012 dự án đường cao tốc Hòa Lạc – thành phố Hòa Bình.
Không có hình ảnh

Đảng bộ huyện Lạc Sơn: Nâng cao năng lực lãnh đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp

(HBĐT) - Với đặc thù là huyện rộng, dân số đông, KT-XH của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là chính.

Nhớ bài báo “Nhiệm vụ cần kíp của dân tộc Việt Nam”

Nhân dịp kỷ niệm 105 năm ngày sinh của đồng chí Trường Chinh (9.2.1907 - 9.2.2012), Báo Lao Động xin giới thiệu bài viết của PGS-TS Phạm Hồng Chương - nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành T.Ư Ðảng NDCM Lào, Chủ tịch nước CHDCND Lào Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn, sáng 9-2, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức nước CHDCND Lào.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh thăm và làm việc tại xã Tân Lập (Lạc Sơn)

(HBĐT) - Ngày 8/2, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc với lãnh đạo xã Tân Lập (Lạc Sơn). Tham gia đoàn công tác có đại diện Công an Tỉnh, các sở NN-PTNT, LĐ-TBXH và lãnh đạo huyện Lạc Sơn.

TPHB: tập trung nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng

(HBĐT) - Ngày 8/2, Thành ủy Hòa Bình đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2011, triển khai nhiệm vụ năm 2012. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Giáp Đắt (Đà Bắc): xây dựng tổ chức Đảng trong sạch - vững mạnh từ cơ sở

(HBĐT) - Giáp Đắt là xã vùng cao còn nhiều khó khăn của huyện Đà Bắc, Đảng bộ xã có 137 đảng viên, sinh hoạt tại 11 chi bộ. Trong những năm qua, Đảng bộ xã được đánh giá là một trong những tổ chức cơ sở Đảng luôn chú trọng làm tốt công tác xây dựng Đảng, nhiều năm được công nhận TS -VM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục