Ngày 10-4, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật T.Ư và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với các bí thư chi bộ tiêu biểu.
Dự hội thảo có các đồng chí: Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; Ðinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên T.Ư Ðảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo T.Ư; Thuận Hữu, Ủy viên T.Ư Ðảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Hữu Thỉnh, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học - nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Hồng Vinh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật T.Ư.
Tham gia hội thảo có gần 100 đại biểu là các nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ các viện nghiên cứu khoa học, các trường đại học; đại diện các hội văn học - nghệ thuật trung ương và địa phương; các cán bộ làm công tác nghiên cứu lý luận, phê bình và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật.
Hơn ba năm triển khai thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị khóa X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới", hoạt động văn học nghệ thuật nước nhà đã đạt được những kết quả bước đầu. Riêng Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật T.Ư đã tổ chức một số hội thảo quốc gia thu hút hàng trăm nhà khoa học, văn nghệ sĩ thảo luận những vấn đề lý luận thực tiễn; kiến nghị những giải pháp thiết thực nhằm góp sức thúc đẩy văn học nghệ thuật nói chung, lý luận phê bình nói riêng. Báo cáo tại hội thảo nhấn mạnh: Sau hơn 25 năm đổi mới, hội nhập, chúng ta đã có nhiều thành tựu về văn học nghệ thuật, số lượng tác phẩm ngày càng phong phú, đa dạng. Song còn ít tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh sinh động cuộc sống, chiến đấu hào hùng của dân tộc. Hoạt động phê bình văn học, nghệ thuật còn lạc hậu về nhiều mặt, xa rời thực tiễn sáng tác; lý luận văn nghệ và mỹ học mác-xít chưa được nghiên cứu và phát huy tương xứng vai trò và giá trị của nó; chất lượng và tính chuyên nghiệp của phê bình bị xem nhẹ; xuất hiện lối phê bình cảm tính, thiếu một hệ thống tiêu chí tin cậy để đánh giá tác giả, tác phẩm; văn hóa phê bình bị hạ thấp... Hội thảo lần này nhằm thực hiện một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nghị quyết 23 là "ra sức phát huy ưu điểm, nhanh chóng khắc phục những yếu kém, bất cập trong hoạt động lý luận, phê bình văn học nghệ thuật". Với phương châm nhìn thẳng vào sự thật và tinh thần dân chủ, xây dựng, các đại biểu đã đóng góp ý kiến phản ánh thực trạng đời sống phê bình văn học; đồng thời kiến nghị những giải pháp khả thi nhằm khắc phục hạn chế, góp phần đẩy mạnh hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả của phê bình văn học trong thời gian tới.
Phát biểu ý kiến chỉ đạo hội thảo, đồng chí Ðinh Thế Huynh nhấn mạnh: Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, đời sống văn học nước ta có bước phát triển nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu rất đáng ghi nhận, tự hào, văn học nghệ thuật nước ta còn bộc lộ một số yếu kém, bất cập. Ðể tiếp tục thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị Về xây dựng và phát triển nền văn học nghệ thuật trong tình hình mới, một trong các giải pháp có tính chất đột phá là nâng cao chất lượng các hoạt động lý luận, phê bình văn học nghệ thuật...
Phê bình văn học không chỉ là tiếng nói của các nhà phê bình mà ở những tầm mức khác nhau, còn phản ánh thái độ, ý thức của công chúng, xã hội đối với các giá trị và khuynh hướng văn học, nêu lên những đòi hỏi chính đáng của công chúng, của xã hội đối với các nhà văn, nhà thơ, với cả nền văn học và những tác phẩm văn học cụ thể.
Một trong những đặc điểm nổi bật hiện nay của tình hình là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa đang diễn ra rất phức tạp và quyết liệt. Hơn thế nữa, các thế lực thù địch ngày càng đẩy mạnh thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình", "xâm lăng văn hóa". Các thế lực đó đang lôi kéo, kích động một số văn nghệ sĩ sáng tác và truyền bá những tác phẩm có nội dung tư tưởng đi ngược lại lợi ích của nhân dân, đi ngược lại lợi ích dân tộc. Tình hình đó, đòi hỏi lý luận phê bình văn học càng phải sắc bén bảo vệ định hướng cho văn học hướng tới những giá trị chân - thiện - mỹ, những nhà lý luận phê bình văn học càng phải phấn đấu làm tròn trách nhiệm cao quý của người nghệ sĩ - chiến sĩ trên mặt trận văn học nghệ thuật...
Ðồng chí đề nghị các đại biểu dân chủ thảo luận, đánh giá đúng thực trạng của hoạt động phê bình văn học trong thời gian vừa qua, làm rõ những thành tựu và cả những hạn chế, khuyết điểm, bất cập, chỉ ra nguyên nhân và nhất là phát huy cao độ trí tuệ và trách nhiệm, đề xuất những giải pháp khả thi để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của phê bình văn học, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng nền văn học nước nhà và cũng là cho sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Phát biểu ý kiến tại Hội thảo, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mong muốn những người làm công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật nước nhà cố gắng phát huy tối đa vai trò, vị trí của mình góp phần thúc đẩy đưa Nghị quyết 23 vào cuộc sống và tìm ra giải pháp tạo sự chuyển biến về văn học nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa hiện nay. Chủ tịch nước cho rằng, Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật T.Ư nên tổ chức nhiều hơn các cuộc hội thảo nhằm trao đổi thẳng thắn về những vấn đề nóng bỏng của văn học nghệ thuật nước nhà; cần sớm ra mắt tạp chí chuyên đề làm diễn đàn trao đổi lý luận, định hướng thúc đẩy sự phát triển của văn học nghệ thuật theo tinh thần chỉ đạo của Ðảng và Nghị quyết 23. Các thành viên Hội đồng cũng cần tập hợp ý kiến, mạnh dạn đề xuất những chính sách phù hợp thực tiễn cuộc sống để thúc đẩy sự phát triển của văn học nghệ thuật nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung. Hội đồng và các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện về cơ chế chính sách, chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ những nhà nghiên cứu. Chủ tịch nước cũng lưu ý trách nhiệm của chính các nhà phê bình, cần cố gắng hơn nữa để tiếp tục có nhiều đóng góp tích cực trên mặt trận văn hóa tư tưởng, đem lại bộ mặt mới cho đời sống văn học nghệ thuật.
* Chiều 10-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt và biểu dương 100 bí thư chi bộ, đại diện cho 500 bí thư chi bộ tiêu biểu của Ðảng bộ Khối các cơ quan T.Ư được tuyên dương lần thứ nhất. Ðồng chí Ðào Ngọc Dung, Ủy viên T.Ư Ðảng, Bí thư Ðảng ủy Khối các cơ quan T.Ư báo cáo những thành tích mà đội ngũ bí thư chi bộ đóng góp vào thành tích chung trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ðảng bộ Khối các cơ quan T.Ư. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương sáng kiến của Ðảng ủy Khối các cơ quan T.Ư đã tổ chức lễ vinh danh các bí thư chi bộ, xem đây là sự kiện quan trọng, có sức lan tỏa lớn, thể hiện chủ trương hướng về cơ sở, trong bối cảnh toàn Ðảng, toàn dân tổ chức triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về những vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Ðảng. Chủ tịch nước chúc mừng và đánh giá cao những bí thư chi bộ được tuyên dương lần này, khẳng định các đồng chí là những đảng viên ưu tú, gương mẫu đi đầu trong tham gia lãnh đạo tổ chức Ðảng, quản lý đơn vị hiện nay. Chủ tịch nước cho rằng, chức vụ của những bí thư chi bộ không lớn, nhưng nếu trong toàn Ðảng, chi bộ nào, bí thư nào cũng tiêu biểu xuất sắc như vậy thì việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 sẽ thành công, công cuộc CNH - HÐH đất nước sẽ thắng lợi. Chủ tịch nước đề nghị Ðảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tiếp tục có những biện pháp hay, cách làm sáng tạo, nhân rộng các điển hình tiên tiến để Ðảng bộ, Trung ương Ðảng có thêm nhiều đảng viên xứng đáng về năng lực, phẩm chất, trình độ. Chủ tịch nước nêu rõ, các cấp ủy đảng cần phát huy hơn nữa kết quả đạt được, chăm lo bồi dưỡng đội ngũ bí thư chi bộ tích cực, thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 cùng các Nghị quyết về xây dựng chỉnh đốn Ðảng ngay trong chi bộ của mình, tạo chuyển biến toàn diện trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Theo NhanDan
Trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Cuba, sáng 9/4 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến dâng hoa tại Tượng đài Hồ Chí Minh.
Trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, cuối năm 1948, tại Chiến khu Việt Bắc, Ban Thường vụ Trung ương Ðảng quyết định lập Ðảng bộ các cơ quan Chính - Dân - Ðảng Trung ương, bao gồm các chi bộ cơ quan Trung ương Ðảng, Chính phủ và Mặt trận, là những cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, là trụ cột của nhân dân lao động Việt Nam.
(HBĐT) - Ngày 9/4, Thường trực Tỉnh uỷ đã tổ chức hội nghị giao ban quý I khối Đảng, đoàn thể, xác định nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2012. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Ngày 9/4, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh đã làm việc với đoàn công tác của Bộ khoa học và Công nghệ do Thứ trưởng Nguyễn Văn Lạng làm trưởng đoàn về tình hình KT-XH và thực hiện nhiệm vụ KH&CN năm 2011, phương hướng nhiệm vụ năm 2012. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành trong tỉnh.
(HBĐT) - Sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, KT-XH của huyện Tân Lạc đã đạt được những kết quả khả quan. Nhiều mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết đề ra đang được triển khai có hiệu quả, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân. Đây là tiền đề để huyện tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu chung mà Nghị quyết đại hội Đảng các cấp đã đề ra trong cả nhiệm kỳ 2010 - 2015.
(HBĐT) - Ngày 9/4, Đảng ủy Công an tỉnh tổ chức hội nghị học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” cho cán bộ, lãnh đạo chủ chốt trong toàn Đảng bộ.