Cán bộ xã Tu Lý (Đà Bắc) ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công việc chuyên môn.

Cán bộ xã Tu Lý (Đà Bắc) ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công việc chuyên môn.

(HBĐT) - Bí thư Huyện ủy Đà Bắc Đinh Công Báo cho biết: Một trong những khó khăn lớn nhất của Đà Bắc trong những năm qua và cả trong thời gian tới là công tác cán bộ. Do vậy, Đà Bắc sẽ tập trung triển khai thực hiện NQT.ư 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” một cách quyết liệt, coi đây là tiền đề để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở.

 

Đà Bắc là huyện nghèo, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này theo Bí thư Huyện ủy Đà Bắc Đinh Công Báo là do trình độ đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ ở cơ sở còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH. Đặc biệt ở các xã thuộc vùng lòng hồ, vùng đặc biệt khó khăn của huyện.

 

Theo thống kê, số cán bộ chủ chốt gồm Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND ở 20 xã, thị trấn trong toàn huyện hiện có 102 người. Trong đó có 66 người có trình độ văn hóa THPT, chiếm 64,5% và 36 người có trình độ văn hóa THCS, chiếm 35,5%. Về trình độ chuyên môn mới chỉ có 1 người có trình độ đại học, 20 người có trình độ cao đẳng, 18 người có trình độ trung cấp và 8 người có trình độ sơ cấp, còn lại số cán bộ chưa qua đào tạo là 55 người, chiếm đến 54,1%. Chính sự hạn chế về chất lượng đội ngũ cán bộ đã trở thành lực cản cho sự phát triển KT-XHcủa Đà Bắc trong những năm qua. Đứng trước những khó khăn đó, Huyện ủy Đà Bắc đã tập trung triển khai lãnh đạo với nhiều giải pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương. Theo Bí thư Huyện ủy Đà Bắc, Đinh Công Báo thời gian qua, huyện đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cơ sở. Bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định trong việc làm thay đổi tư duy, nhận thức, nâng cao  vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của đội ngũ cán bộ cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN. Tuy nhiên, cho đến nay so với mặt bằng chung của tỉnh, yếu kém hiện nay của địa phương cơ bản vẫn là yếu kém về  nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ. Trước thực trạng này, Huyện ủy đã xác định, coi việc triển khai NQT.ư 4 (Khóa XI) về xây dựng Đảng là tiền đề quan trọng tập trung vào thực hiện nhiệm vụ đổi mới công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

 

Để tháo gỡ những khó khăn trên, Đà Bắc đã xác định nhiệm vụ cốt yếu trước mắt cũng như về lâu dài phải tập trung nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBĐV. Chuyển đổi từ tư duy tập trung quan liêu bao cấp vẫn còn ăn sâu trong nếp nghĩ, cách làm của một bộ phận CBĐV sang tư duy mới, tư duy chủ động tự mày mò, tự nghĩ ra hướng phát triển, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa. Do vậy, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý là vấn đề quan trọng nhất. Cùng với đó, Đà Bắc cũng đã chủ động rà soát lại trình độ, chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp dự trên cơ sở thực hiện NQT.ư 4 về công tác cán bộ một cách quyết liệt, triệt để với tinh thần sẵn sàng và mạnh dạn thay thế những cán bộ lãnh đạo, quản lý còn hạn chế, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Để thực hiện công tác này, ngay sau khi tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện NQT.ư 4 (khóa XI), Ban Thường vụ Huyện ủy Đà Bắc đã tập trung chỉ đạo các địa phương làm công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo. Lấy đó làm căn cứ để bồi dưỡng những CBĐV có năng lực, có trình độ để xem xét, quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo ở cơ sở một cách phù hợp. Nói về vấn đề này, đồng chí Bí thư Huyện ủy Đà Bắc thẳng thắn: Huyện cho rằng đây là việc quan trọng cần phải làm ngay bởi nhìn nhận một cách khách quan, trong số đội ngũ cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy ở 20 xã, thị trấn của huyện thì mới chỉ có khoảng 1/3 đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Còn lại 2/3 nếu làm đúng lộ trình, bài bản của công tác tổ chức cán bộ cũng cần phải xem xét lại, vì các đồng chí đó về khả năng hiểu biết, khả năng nhận thức, khả năng truyền đạt vẫn còn những mặt hạn chế nên việc xây dựng công tác quy hoạch, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận trên cơ sở ưu tiên những người trẻ có năng lực, trình độ đang là nhiệm vụ cấp thiết đối với Đà Bắc. Huyện sẽ làm quyết liệt vấn đề này, nếu đồng chí nào có năng lực, đảm bảo về độ tuổi mà chưa qua đào tạo, qua quy hoạch từ cấp cơ sở đưa lên, sẽ căn cứ vào đó để cho đi bồi dưỡng, đào tạo. Như thế chắc chắn đến năm 2020, thì công tác cán bộ ở Đà Bắc sẽ cơ bản đáp ứng yêu cầu.

 

“Đó là nhiệm vụ mang tính chiến lược, lâu dài của Đà Bắc. Còn trước mắt huyện đang tập trung chỉ đạo nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở. Trong đó, xác định xem từng cơ sở đang yếu cái gì, vướng mắc cái gì, dư luận đang tập trung vào vấn đề gì, cần cái gì. Cần cán bộ phải chuyển biến cái gì thì huyện sẽ tập trung vào cái đó với tinh thần tạo diễn đàn để CBĐV lắng nghe dân nói trên quan điểm, đánh giá nhìn nhận từ nhiều phía, nhiều chiều, đồng chí Đinh Công Báo cho biết thêm.

 

Cùng với việc quy hoạch, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, Đà Bắc cũng tập trung đẩy mạnh thực hiện công tác luân chuyển cán bộ. Xuất phát từ vấn đề các xã, thị trấn do điều kiện lịch sử để lại nên đội ngũ cán bộ lãnh đạo vẫn còn nhiều hạn chế về năng lực, trình độ. Do vậy, Đà Bắc đã chủ động luân chuyển, tăng cường đội ngũ cán bộ các phòng ban có trình độ đại học,  năng lực quản lý về các xã, thị trấn làm Bí thư, Phó Chủ tịch UBND xã, nhất là tại những địa bàn trọng yếu cần thiết nhằm bồi dưỡng cán bộ qua thực tế và vừa tăng cường cán bộ cho cơ sở. Tính từ năm 2003 đến nay đã có 46 lượt cán bộ thuộc diện Huyện ủy Đà Bắc quản lý được điều động, luân chuyển về cơ sở. Qua đó đã tạo những bước chuyển đáng kể trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH ở các địa bàn.

 

Với quyết tâm tạo điểm nhấn đột phá trong công tác xây dựng Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trên tinh thần NQT.ư 4 (Khóa XI), Đà Bắc đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện NQT.ư 4 đến với CBĐV trong toàn Đảng bộ. Từ đó làm cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo với trọng tâm xuyên suốt là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đại hội Đảng bộ các cấp, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương, từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện và nâng cao đời sống người dân.

 

                                                                                Mạnh Hùng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Tại xã Nật Sơn, Kim Bôi, nhiều diện tích lúa đang héo hắt vì nắng hạn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Nguồn: Internet)
Công ty Sanko 100% vốn Nhật Bản đầu tư hoạt động hiệu quả tại KCN bờ trái sông Đà (TPHB) tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương. Ảnh Lê Chung.

Thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính

(HBĐT) - Từ 2007 đến nay, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, được UBND tỉnh tặng bằng khen có thành tích xuất sắc trong triển khai, thực hiện Đề án 30 của tỉnh.

361 lượt cán bộ được luân chuyển vị trí công tác

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 25/1/2002 của Bộ Chính trị về công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý và Nghị quyết số 06 - NQ/TU ngày 23/6/2007 của Tỉnh ủy về công tác tổ chức cán bộ, trong 5 năm (2007 - 2012), toàn tỉnh đã thực hiện luân chuyển 361 lượt cán bộ.

Nâng cao hiệu quả của công tác thông tin đối ngoại

Ngày 11/5, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo công tác Thông tin đối ngoại đã tổ chức gặp mặt các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2012-2015 nhằm quán triệt nội dung kết luận số 16 của Bộ Chính trị về "Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020."

Bác Hồ với 5 điều dạy thiếu niên, nhi đồng

(HBĐT) - Năm 1961, nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Việt Nam (nay là Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh), trước khi viết thư cho thiếu nhi, Bác Hồ yêu cầu Bộ Giáo dục và T.ư Đoàn Thanh niên chuẩn bị nội dung và những thư trước đó Bác đã gửi cho thiếu niên, nhi đồng.

Quan tâm giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh niên

(HBĐT) - “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH” là một chủ trương đã được Tỉnh ủy cụ thể hóa thành Chương trình hành động để triển khai, thực hiện trong suốt hơn 3 năm qua và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đã có sự quan tâm đặc biệt tới việc giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa và ý thức công dân để thanh niên có phẩm chất tốt đẹp, có khí phách. Tạo điều kiện cho thanh niên nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần để phát triển toàn diện.

Hội CCB thành phố Hòa Bình góp sức xây dựng quê hương

(HBĐT) - Hội CCB TP. Hoà Bình có gần 3.860 hội viên, sinh hoạt ở 20 cơ sở hội xã, phường và hội CCB khối cơ quan, thu hút trên 90% CCB vào tổ chức hội. Trong những năm qua, các cấp hội luôn quan tâm giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, hội viên, xác định đúng vị trí, trách nhiệm của Hội trong giai đoạn cách mạng mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục