Người dân xóm Nội, xã Độc Lập trồng mướp đắng lấy hạt  cho thu nhập khá.

Người dân xóm Nội, xã Độc Lập trồng mướp đắng lấy hạt cho thu nhập khá.

(HBĐT) - Là xã vùng cao và cũng là xã duy nhất nằm trong Chương trình 135 của huyện Kỳ Sơn, xã Độc Lập có tổng diện tích tự nhiên 3.434,55 ha. Toàn xã có 403 hộ, 1.768 nhân khẩu, tỷ lệ dân tộc Mường chiếm tới 98%. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cơ sở hạ tầng ở Độc Lập đã có chuyển biến tích cực.

 

Đến nay, đường ô tô đã đến 6/6 xóm, 100% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, trường học, trạm y tế được xây dựng kiên cố, khang trang, 6/6 xóm đã có nhà văn hóa, gần 70% hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, hệ thống kênh mương cơ bản đáp ứng nhu cầu nước tưới cho diện tích đất canh tác. Văn hóa, xã hội cũng có nhiều tiến bộ, đa số trẻ trong độ tuổi được đến trường, đến lớp. Trạm y tế xã và đội ngũ y tế thôn, bản làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. 12 năm liền (1998-2011), xã không có người sinh con thứ 3. Hiện, Độc Lập vẫn giữ vững là địa bàn trong sạch, không có tệ nạn ma túy, mại dâm. 6 năm liên tục (2005-2011), Đảng bộ xã đạt TS-VM.  

Nhưng xã Độc Lập vẫn còn nhiều khó khăn, đến nay, thu nhập bình quân của xã thấp nhất huyện, khoảng 5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện, chiếm tới hơn 40%. ông Nguyễn Minh Phán, Thường trực Đảng ủy xã trăn trở: Nguồn thu nhập của người dân xã Độc Lập chủ yếu từ nông, lâm nghiệp. Sản xuất vẫn mang tính tự sản, tự tiêu. Cước vận chuyển cao nên kinh phí đầu tư cho sản xuất như giống, phân bón đều bị đội giá lên nhiều, ngược lại sản phẩm nông, lâm sản khi tiêu thụ giá thấp hơn nhiều nơi khác. Bên cạnh đó, dân cư sống thưa thớt, đất canh tác phân bố rải rác nên  ảnh hưởng lớn đến  tổ chức sản xuất, nhất là xây dựng vùng cây hàng hóa tập trung. Đất rừng nhiều nhưng chu kỳ tối thiểu là 7 năm, nên thời gian quay vòng khá lâu. Đất rộng, người thưa nhưng chăn nuôi đại gia súc ngày càng thu hẹp, hiện cả xã chỉ có 503 con trâu, bò, bình quân mỗi hộ cũng chỉ nuôi 3 con lợn. Nghề nuôi ong cũng mang tính thụ động, chủ yếu là cho thuê đất vườn để người nơi khác đặt bầu theo thời vụ. Vì vậy, nhiều năm qua, xã vẫn lúng túng để tìm hướng thoát nghèo.  

Trong thực tế, vốn đầu tư sản xuất ở Độc Lập không thiếu, vì  chỉ tính riêng dư nợ của Ngân hàng CSXH hiện đã lên tới hơn 6 tỷ đồng. Năng suất các loại cây trồng chính cũng khá cao, lúa bình quân đạt 49 tạ/ha, ngô đạt 37 tạ/ha. Ngoài 140 ha rừng cộng đồng, diện tích có thể phát triển kinh tế rừng của xã có tới hơn 2.000 ha. Ngoài cây lúa, ngô,  mía, sắn, một số loại cây trồng mới đã được đưa vào thâm canh như mướp đắng, bí đỏ, dưa chuột, dưa hấu, xả, riềng phần nào đã hé mở hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Sản xuất TTCN đã có bước manh nha, với 50 người ở các xóm Can 2, Nội, Nưa, Sòng nhận làm gia công chổi chít để có thêm thu nhập lúc nông nhàn. 

Theo lãnh đạo xã, vấn đề đặt ra là phải tổ chức dạy nghề, chuyển giao tiến bộ KH-KT, lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao để xây dựng mô hình điểm  và từng bước nhân rộng gắn với hỗ trợ vốn đầu tư để phát triển các ngành nghề có tiềm năng, lợi thế như nuôi ong, chăn nuôi trâu, bò, lợn địa phương, mây - giang đan, chổi chít. Bám sát 19 tiêu chí của chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM  để đẩy mạnh phát triển hạ tầng KT-XH. Từng bước đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả. Quan tâm phát triển sự nghiệp GD&ĐT. Làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.  Chăm lo nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể CT-XH. Chú trọng xây dựng đời sống văn hóa và đảm bảo an ninh nông thôn để giữ vững sự ổn định  tạo điều kiện thúc đẩy phát triển KT-XH. 

 

                                                                           Đức Phượng 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh ta phát biểu tại buổi thảo luận tổ
Chi hội phụ nữ xã Đú Sáng (Kim Bôi) chăm sóc vườn cây thuốc nam của chi hội.
Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu kết luận hội nghị.

Những vấn đề đặt ra trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Sau gần 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU của Tỉnh ủy “Về xây dựng NTM tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến 2020”, BCĐ tỉnh, các huyện, thành phố và 144 xã đã được thành lập và kiện toàn phù hợp với hướng dẫn của BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM Trung ương. 100% xã thành lập BQL và 100% thôn, bản thành lập Ban phát triển thôn.

Đại hội chi đoàn cơ quan Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh lần thứ nhất

(HBĐT) - Ngày 24/5, Chi đoàn cơ quan Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh đã tổ chức đại hội chi đoàn lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2012- 2014. Dự đại hội có các đồng chí đại diện lãnh đạo Đảng uỷ, Đoàn Thanh niên Khối các cơ quan tỉnh và 12 đại biểu chính thức là ĐV- TN cơ quan.

Cơ bản xóa xong nhà xiêu vẹo, dột nát cho các gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng

(HBĐT) - Thể hiện đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn”, những năm gần đây, tỉnh ta đã không ngừng đẩy mạnh chương trình xây dựng quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa”. 5 năm gần đây toàn tỉnh đã xây dựng được nguồn quỹ đạt 14 tỷ đồng, trong đó nguồn quỹ cấp tỉnh là 2,2 tỷ đồng. 1.279 đối tượng là thương binh, liệt sỹ, người có công được tặng sổ tiết kiệm với tổng trị giá tiền 534 triệu đồng.

Đảng bộ Sở Y tế: Quán triệt thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khoá XI)

(HBĐT) - Ngày 24/5, Đảng ủy Sở Y tế đã tổ chức hội nghị học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI): “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Dự hội nghị có trên 300 đồng chí là cấp ủy viên BCH Đảng bộ Sở, chi bộ trực thuộc và toàn thể đảng viên trong Đảng bộ.

Đảng Bộ huyện Đà Bắc: Nhiều giải pháp đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

(HBĐT) - Đồng chí Đinh Văn Huy, Phó chủ tịch UBND xã Hiền Lương (Đà Bắc) chia sẻ: Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, Đảng bộ, chính quyền xã đã có nhiều giải pháp nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Trong đó, tập trung vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển KT-XH, xoá đói giảm nghèo.

Trả lời bạn đọc: Về việc giải quyết chế độ cho người công tác ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hoà Bình nhận được thư của bà Bùi Thị Phiên (giáo viên trường tiểu học Đoàn Kết, xã Đoàn Kết - Yên Thủy) hỏi về việc hưởng chế độ dành cho người công tác ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010. Phóng viên Báo Hoà Bình đã làm việc với lãnh đạo Phòng Nội vụ huyện Yên Thuỷ để tìm hiểu về vấn đề này. Xin trả lời bà Bùi Thị Phiên và bạn đọc như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục