Đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Đoàn Hoà Bình phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Đoàn Hoà Bình phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường.

(HBĐT) - Ngày 8/6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Hội trường về Đề án tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng lực, hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh.

 

Hầu hết các ý kiến tán thành với mục tiêu của Ðề án là từng bước và liên tục nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần tích cực chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, bảo đảm đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ 7% đến 8%/năm thời kỳ 2011- 2020. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng cho rằng đây là vấn đề lớn, không thể làm vội vã, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến về những nội dung cụ thể của Ðề án như nguồn lực đầu tư, xác định thứ tự ưu tiên và các biện pháp giám sát nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình tái cơ cấu.

 

Phát biểu tại Hội trường, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải, Đoàn đại biểu Quốc hội Hoà Bình cho rằng: phạm vi của bản đề án là vô cùng rộng lớn và mang tính tổng thể định hướng khái quát cao, đề án cũng đã được chuẩn bị rất công phu, để bản đề án được hoàn thiện hơn tôi mong Ban soạn thảo cần quan tâm thêm một số vấn đề cụ thể như sau:

 

Vấn đề thứ nhất, đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ hơn về khái niệm tái cơ cấu, thế nào là tái cấu trúc. Như chúng ta đã biết, bất kỳ một thực thể nào trong xã hội cũng hoạt động và vận hành tuân theo một hệ thống tổ chức nào đó. Hệ thống tổ chức này được xây dựng trên những nguyên tắc và cấu trúc cụ thể, khi vận hành hệ thống sẽ tương tác với môi trường bên ngoài và các hệ thống khác, qua đó sẽ thực hiện các chức năng cũng như nhiệm vụ của mình. Khi hệ thống vận hành không được trơn tru thì sẽ dẫn tới việc thực hiện không đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, có nghĩa hệ thống đó cần phải được sửa sang hay gọi là tái cấu trúc, cơ cấu lại. Một trường hợp khác nữa cũng cần được quan tâm đó là khi thực hiện tái cấu trúc, mặc dù hệ thống đang hoạt động tốt, vẫn thực hiện được đầy đủ các chức năng và nhiệm vụ của mình, nhưng để có thể đáp ứng được đòi hỏi mới của thời đại, của sự thay đổi môi trường bên ngoài cũng cần phải thực hiện tái cấu trúc. Trường hợp này đòi hỏi một trình độ tái cơ cấu cao hơn. Vậy có thể nhận thấy trước khi tiến hành tái cơ cấu cần phải hiểu rõ hệ thống phải được tái cấu trúc, tái cơ cấu ở một cấp độ nào. Để từ đó có một lộ trình và có những giải pháp cụ thể phù hợp. Trên thực tế cũng có thể thực hiện đồng thời cả hai cấp độ trên trong cùng một lần thực hiện tái cơ cấu vừa để hoàn thành hệ thống cũ cũng như có thể đáp ứng được những yêu cầu của một hệ thống mới.

 

Về vấn đề thứ hai, tôi góp ý với Ban soạn thảo đó là chuỗi các hoạt động cần thực hiện để tái cơ cấu. Về hoạt động tái cơ cấu sẽ bắt đầu từ đâu và kết thúc như thế nào? thông thường tái cơ cấu một công ty hay một tổ chức thì hoạt động đầu tư phải đánh giá được chính xác hệ thống đó đang vận hành như thế nào và chưa đáp ứng được yêu cầu cũng như chức năng và nhiệm vụ đặt ra ở những khâu nào? sau đó mới thiết kế ý tưởng về hệ thống mới trong tương lai sẽ hoạt động như thế nào? rồi xây dựng một hệ tiêu chí để thiết kế hệ thống mới trên cơ sở tận dụng những yếu tố tích cực của hệ thống hiện tại. Sau khi có hệ tiêu chí rồi mới tiến hành thiết kế chi tiết về hệ thống và bước cuối cùng xây dựng các giải pháp để tiến hành xây dựng một hệ thống mới. Căn cứ vào chuỗi giá trị hoạt động tái cơ cấu như tôi vừa nêu ở trên, tôi nhận thấy trong đề án ngay từ khâu đánh giá tình hình kinh tế thì đề án đã không thể chỉ để cho có một mình Chính phủ là cơ quan điều hành đánh giá mà cần phải có các tổ chức độc lập đánh giá. Nếu cần thiết cần phải thuê thêm chuyên gia tư vấn từ bên ngoài để đánh giá, nếu khâu đầu tiên đã thực hiện chưa đầy đủ, tôi rất lo ngại về khả năng sẽ ảnh hưởng tới các khâu tiếp theo trong cả quá trình. Dự thảo đề án đã đưa ra nhóm mục tiêu của nền kinh tế trong giai đoạn 2015, cách thức này không mang lại tính thực tế và khả thi. Trên thực tế thành phần kinh tế nào sẽ nắm chủ đạo trong giai đoạn mới thì vấn đề đó mới thực sự quan trọng. Đây mới là vấn đề mấu chốt của vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế lần này. Tại sao tôi lại có thể nói như vậy, tôi có thể phân tích như sau. Trong giai đoạn phát triển kinh tế vừa qua các Tổng công ty 90 - 91 được coi là lực lượng kinh tế chủ đạo, mô hình kinh tế này và thành phần kinh tế này đã bộc lộ nhiều điểm yếu chưa đạt được kết quả mong muốn như nhiều đại biểu đã phân tích trước, tính hiệu quả còn thấp và đặc biệt việc đóng góp vào GDP chưa cao, gây thiệt hại và lãng phí về nguồn nhân lực cũng như nguồn đầu tư của đất nước. Nếu tiếp tục duy trì mô hình này thì phải cải tổ tổ chức như thế nào, nếu xóa bỏ mô hình này, mô hình Tổng công ty 90, 91 thì mô hình thành phần kinh tế nào sẽ thay thế? Đây là câu hỏi mấu chốt cần trả lời trước khi bàn những vấn đề chi tiết và cụ thể.

 

Vấn đề thứ ba, tôi đề xuất ở đây mà Ban soạn thảo nên quan tâm là vấn đề sắp xếp ưu tiên khi tiến hành tái cấu trúc, vì nguồn năng lực có hạn cả về tài chính lẫn nguồn lực, đồng thời hệ thống cũ còn nhiều điểm có thể tận dụng được, nên việc tiến hành tái cấu trúc cần được thực hiện theo một trình tự ưu tiên cái nào làm trước, cái nào làm sau, nếu không được thực hiện tốt thì quá trình tái cấu trúc sẽ kéo dài, gây mệt mỏi cho cả hệ thống và có khả năng đi vào ngõ cụt.

 

Vấn đề thứ tư, tôi mong muốn Ban soạn thảo quan tâm đó là vấn đề rủi ro của quá trình tái cơ cấu chưa được phân tích một cách đầy đủ và rõ nét trong đề án. Đây là một vấn đề rất phụ thuộc và các yếu tố như con người cũng là nhân tố quyết định sự thành công hay không thành công của quá trình tái cấu trúc.

 

Cuối cùng tôi xin gửi gắm tới Quốc hội một số ý kiến của cử tri Hòa Bình muốn qua tôi gửi tới Quốc hội là:

 

Thứ nhất, Chính phủ cần mở rộng diện cải cách các doanh nghiệp, không chỉ riêng doanh nghiệp Nhà nước để có thể huy động được tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước. Chính phủ cần xây dựng và phê duyệt quy hoạch các ngành, các lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc, rà soát lại các quy hoạch hiện có để khắc phục được hiện tượng 63 tỉnh là 63 nền kinh tế manh mún, rời rạc, không liên kết được với nhau như hiện nay. Vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế cần phải gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cần phải đi kèm với cải cách hệ thống, thể chế. Chính phủ cần nghiên cứu hướng tới không quy hoạch hạn điền về đất đai, tránh hiện tượng sử dụng đất manh mún, hiệu quả thấp. Do đó cần giải quyết hài hòa với giải pháp cơ cấu lại đất đai, lao động theo hướng giảm dần, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với quy mô sản xuất lớn. Chính phủ cũng nên xem xét sớm ban hành quy định cụ thể sao cho người chủ sử dụng đất góp vốn sản xuất kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất của mình. Cần có cơ chế chính sách đủ mạnh để phát triển công nghiệp phụ trợ và bỏ cơ chế doanh nghiệp nhà nước trực thuộc các bộ, ngành như hiện nay.

 

 

                                                         Bích Ngọc

                      Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tổng hợp

 

 

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục