Thực hiện công tác chăm sóc người có công với cách mạng, hàng năm thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện quân đội 103 tổ chức khám sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho đối tượng thương - bệnh binh, thân nhân liệt sỹ.
(HBĐT) - Với 1.374 đối tượng đang hưởng trợ cấp thường xuyên, thành phố Hòa Bình là một trong những địa bàn có nhiều đối tượng người có công với cách mạng. Trong những năm qua, để làm tốt công tác chăm sóc người có công, cấp ủy Đảng chính quyền đã huy động sự vào cuộc chung tay, góp sức của cả cộng đồng bằng những hành động thiết thực.
Chị Phạm Thị Lan, Trưởng phòng LĐ- TB&XH thành phố cho biết: Hiện nay, thành phố có 1.252 người thuộc đối tượng chính sách, trong đó có 126 bệnh binh, 386 thương binh, 355 nạn nhân chất độc da cam, 75 thân nhân liệt sỹ…. Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc, cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố đã xác định việc chăm sóc người có công là trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Vì vậy, thành phố luôn dành sự quan tâm đến công tác đền ơn - đáp nghĩa. Đặc biệt, từ khi có pháp lệnh về công tác chăm sóc người có công, Chỉ thị số 16 của Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo chỉ đạo đối với công tác thương binh - liệt sỹ, người có công với cách mạng được ban hành, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp chặt chẽ để thực hiện và đưa nội dung chỉ thị vào chương trình hoạt động của từng đơn vị. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đến nay, những nội dung cơ bản của pháp lệnh đã được phổ biến sâu rộng trong cộng đồng dân cư.
Chính vì vậy, việc tiếp nhận, xét hồ sơ người có công đã được tiến hành khẩn trương, đảm bảo tính công khai, minh bạch. Từ đó, việc chi trả trợ cấp, thực hiện chính sách của địa phương đã đi vào nề nếp, đảm bảo nhanh chóng, đúng đối tượng, đúng chế độ. 5 năm qua, thành phố đã chi trả trợ cấp ưu đãi thường xuyên đối với người có công cho 64.661 lượt người với tổng kinh phí hơn 51 tỷ đồng. Bên cạnh đó, thành phố còn tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ một lần cho 62 đối tượng hoạt động kháng chiến và gia đình người có công với cách mạng với số tiền hơn 345 triệu đồng, giải quyết 1.565 lượt chế độ ưu đãi về giáo dục đối với con em người có công với số tiền hơn 3,3 tỷ đồng.
Cùng với việc thực hiện chính sách của Nhà nước, thành phố cũng đã kêu gọi các ngành, các cấp chung tay chăm sóc đối tượng người có công với cách mạng bằng những việc làm thiết thực như tham gia xây dựng quỹ Đền ơn - đáp nghĩa, phong trào mái ấm đồng đội, tặng sổ tiết kiệm cho thân nhân, gia đình chính sách…. Hiện nay, tổng số quỹ xây dựng trên toàn thành phố đạt 1,9 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này, thành phố đã xây dựng 32 nhà tình nghĩa và sửa chữa 35 nhà cho người có công với giá trị hơn 1,1 tỷ đồng, tặng 369 sổ tiết kiệm với tổng số tiền hơn 140 triệu đồng. Thành phố cũng đã làm tốt công tác thăm hỏi, tặng qùa gia đình chính sách nhân ngày lễ, tết. Hiện nay, trên địa bàn thành phố cũng đã nhân rộng mô hình cơ quan đơn vị giúp đỡ con em gia đình chính sách, nạn nhân chất độc da cam. Chính nhờ sự chung tay vào cuộc của cả cộng đồng, đời sống của thương bệnh - binh gia đình chính sách trên địa bàn thành phố đã được nâng lên rõ rệt. Theo chị Lan, hiện nay, 99% số hộ người có công với cách mạng đã có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân địa phương. Không còn hộ chính sách phải sống trong nhà tranh tre dột nát.
Phát huy những kết quả đã đạt được, để tri ân sự cống hiến của người có công với cách mạng, làm vơi đi những mất mát đau thương, thành phố tiếp tục phát động nhiều hoạt động thiết thực mang tính xã hội hóa cao, khơi dậy truyền thống “ Uống nước, nhớ nguồn”. Tập trung vào việc xóa hộ nghèo thuộc diện chính sách, khám sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho các thương - bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, phấn đấu 100% gia đình chính sách có cuộc sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng nhân dân nơi cư trú.
Phương Linh
(HBĐT) - Hưởng ứng kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh liệt sỹ, ngày 26/7, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã đến thăm, tặng quà cho gia đình liệt sỹ tại xã Địch Giáo (Tân Lạc).
(HBĐT) - Trở lại thăm gia đình bà Nguyễn Thị Tho (khu 1, thị trấn Kỳ Sơn) vào một chiều tháng 7. Gương mặt khắc khổ của người phụ nữ vốn phải chịu nhiều mất mát, khó khăn đã phần nào giảm bớt những ưu tư. Ngước mắt lên tấm bằng Tổ quốc ghi công, bà lặng người hoài niệm về quá khứ: Chồng bà, liệt sỹ Nguyễn Minh Sơn có hai lần nhập ngũ. Tháng 3/1958, khi mới sinh người con trai đầu lòng được 7 ngày, ông lên đường ra mặt trận.
(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh-liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2012), ngày 25/7, lãnh đạo Sở Lao động-TB &XH , Hội LHPN tỉnh và Tỉnh Đoàn, đại diện Ban chỉ đạo chăm sóc người có công với cách mạng tỉnh đã đến thăm hỏi, tặng quà thương binh, bệnh binh nặng ở TT điều dương thương, bệnh binh nặng Duy Tiên (Hà Nam) và Nho Quan (Ninh Bình).
(HBĐT) - Ngày 25/7, BCĐ thực hiện QCDC tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra thực hiện QCDC tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Chi nhánh Hòa Bình).
(HBĐT) - Ngày 25/7, BCĐ chăm sóc người có công huyện Lạc Sơn đã tổ chức lễ khánh thành Đài tưởng niệm các liệt sỹ và biểu dương người có công giai đoạn 2007 - 2012.
(HBĐT)- Đúng 6 giờ sáng ngày 22/7, xe chúng tôi khởi hành hướng về xóm Trang, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn. Dư âm của buổi chiều ngày hôm trước (21/7/2012) khai mạc triển lãm “Hình ảnh - kỷ vật Tây Tiến và chiến thắng Hoà Bình” tại Bảo tàng tỉnh vẫn còn khá sâu đậm trong tâm trí cả ba chúng tôi: ông Quách Thế Tản, nguyên Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch UBND tỉnh; nhà thơ Trần Quang Thạch, nguyên phó Chánh văn phòng UBND tỉnh và tôi đã cùng có mặt trong giờ khai mạc đáng nhớ ấy.