Trồng mía đem lại thu nhập cho người dân Dũng Phong từ 75-150 triệu đồng/ha/năm.

Trồng mía đem lại thu nhập cho người dân Dũng Phong từ 75-150 triệu đồng/ha/năm.

(HBĐT) - Trung tuần tháng 8, chúng tôi có dịp trở lại vùng chiến khu cách mạng Cao Phong - Thạch Yên. Đi trên tuyến đường nối liền bốn xã Tây Phong - Dũng Phong - Yên Lập - Yên Thượng mới được mở rộng, nâng cấp phẳng phiu, thoáng đãng, đâu đâu cũng bắt gặp những gương mặt hồ hởi, vui tươi.

 

Về chiến khu xưa, ai nấy đều háo hức trước những đổi thay nhanh chóng của vùng đất một thời nghèo khó, nơi mà người dân vốn chỉ quen với việc bán mặt cho đất, bán lưng cho trời bên những thửa ruộng bậc thang, nương ngô, nương sắn, giờ đây là bạt ngàn, xanh mướt những mía tím, mía trắng, những vườn cây có múi với tên gọi như cam canh, cam lòng vàng, cam V2... bấy lâu nay đã được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

 

Với diện tích tự nhiên 1.078 ha nhưng Dũng Phong có tới 316 ha mía, với mức thu nhập từ 75 - 150 triệu đồng/ha/năm. anh Bùi Văn Liển, Phó Chủ tịch UBND xã giải thích: Mía trắng, mía tím được trồng trên một phần ba diện tích tự nhiên của xã là kết quả của quá trình đổi mới nếp nghĩ, cách làm và chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã trong những năm qua.

 

Nhờ ứng dụng có hiệu quả tiến bộ kỹ thuật và được tạo điều kiện thuận lợi về vốn vay để đầu tư SX, những năm gần đây, về Dũng Phong cây mía tím, mía trắng có mặt ở khắp nơi, không chỉ trên vườn, dưới ruộng, ở bưa bãi mà đã được  lên đồi, trồng trên đất dốc để thay thế cây sắn, cây bạch đàn, đem lại cuộc sống ngày càng ấm no, sung túc. Một nét mới trong SXNN của người dân Dũng Phong là từ năm 2008 đến nay, diện tích cây ăn quả có múi đang từng bước phát triển. Tiêu biểu như hộ gia đình ông Trần Xuân Nguyên, xóm Nam Hồng; Bùi Văn ảnh, xóm Bãi Bệ 1 đã có thu nhập từ 260 - 600 triệu đồng trong vụ cam đầu tiên với diện tích khá khiêm tốn (3.000 - 6.500 m2). Từ kết quả đó,  bước sang năm 2012, diện tích cây có múi của Dũng Phong đã lên tới hơn 30 ha và đang tiếp tục có hướng mở rộng hứa hẹn một bước tiến mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn. Kết quả đó góp phần nâng mức thu nhập của xã đạt 16,4 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13,25%.

 

Dũng Phong không chỉ có bước chuyển mình trong phát triển kinh tế, mà từ tinh thần phát huy nội lực, cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi trên địa bàn không ngừng được đầu tư phát triển. Đến nay, trên 14 km (đạt 95%) đường liên thôn của xã đã được cứng hóa bằng bê tông xi măng theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Cùng với 100% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, hệ thống trường học, trạm y tế, trung tâm học tập cộng đồng được xây dựng kiên cố, khang trang, 100% xóm đã xây dựng được NVH trị giá từ 70 - 80 triệu đồng. Riêng NVH xóm Bãi Bệ trị giá 187 triệu đồng, xóm Nà Bái, trị giá 130 triệu đồng.

 

Đi đôi với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở Dũng Phong cũng ngày càng tiến bộ. Hiện, trường tiểu học xã đã đạt chuẩn quốc gia. 5/8 xóm cùng trên 70% hộ được công nhận làng văn hóa, gia đình văn hóa. Nhiều năm liền xã giữ vững là địa bàn trong sạch không có tệ nạn ma túy, mại dâm. Kết quả đó góp phần quan trọng để Đảng bộ xã Dũng Phong liên tục đạt TS-VM.

 

 

                                                                    Đức Phượng

 

 

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục