Nhân dân xã Mãn Đức (Tân Lạc) đầu tư chăn nuôi lợn bản địa cho thu nhập khá.
(HBĐT) - Tân Lạc là huyện miền núi, có 23 xã thị trấn, chia làm 5 vùng đặc thù, có 8,2 vạn dân sinh sống. Đặc điểm tự nhiên, địa hình, giao thông có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế nông- lâm nghiệp. Tuy nhiên, sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện còn mang tính tự phát, năng suất cây trồng, vật nuôi không cao, đời sống người nông dân gặp nhiều khó khăn. Đây là lý do Đảng bộ huyện ban hành Nghị quyết 08-NQ/HU ngày 17/1/2002 về “đổi mới phương pháp lãnh đạo, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo một bước phát triển mới kinh tế , trước mắt là kinh tế nông, lâm nghiệp”.
“Qua 10 năm thực hiện, Nghị quyết số 08 đã thực sự đi vào cuộc sống, kinh tế nông- lâm nghiệp của huyện chuyển biến mạnh, từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của huyện, góp phần tích cực vào phát triển KT-XH địa phương”- Bí thư Huyện ủy Tân Lạc Bùi Văn Thắng khẳng định. Để thực hiện Nghị quyết 08 đạt hiệu quả cao, BTV Huyện ủy đã phân công các đồng chí Ủy viên BTV trực tiếp phụ trách vùng, có sự tham gia của các ngành, đoàn thể thường xuyên tổ bám sát cơ sở tập trung lãnh đạo; UBND huyện xây dựng kế hoạch cụ thể chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn giúp đỡ cơ sở tổ chức thực hiện nghị quyết; MTTQ, các đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng KHKT vào sản xuất. Nghị quyết 08 được cụ thể hóa, lồng ghép vào kế hoạch phát triển KT-XH của các tổ chức Đảng bộ cơ sở. Tân Lạc đã huy động và khai thác nhiều nguồn lực để đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi; cung cấp, chuyển giao KHKT cho nông dân, các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất... Tỷ trọng nông- lâm nghiệp của huyện giảm, giá trị sản xuất nông- lâm nghiệp của huyện tăng qua các năm. Nếu như năm 2002, trước khi thực hiện Nghị quyết 08, tỷ trong sản xuất nông - lâm nghiệp chiếm 58,6% trong cơ cấu kinh tế, thì đến năm 2005 còn 51%; đến năm 2012 giảm xuống còn 43,2% trong cơ cấu kinh tế.
Trong nông nghiệp tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Hệ thống thủy lợi, giao thông được chú trọng đầu tư mới và nâng cấp đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất. Cơ giới hóa nông nghiệp bảo đảm trên 95% trong khâu làm đất và thu hoạch lúa. Năm 2007, huyện cơ bản xóa xong diện tích ruộng 1 vụ, bằng hình thức chuyển ruộng 1 vụ gieo cấy bấp bênh sang trồng các loại cây hoa màu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều nơi đã chuyển thành 3 vụ phổ biến như: xóm Sung, Bào, Cụ, Tam (Thanh Hối); xóm Khì, Tân Phong (Mãn Đức); khu 1, 2 (thị tấn Mường Khến); xóm Bin, Bục (Tử Nê); xóm Đóng, Mận (Phong Phú), Nước (Quy Mỹ)… Đến nay, hầu hết các loại giống lúa, ngô địa phương được thay thế bằng các loại giống mới, cộng với áp dụng tiến bộ KHKT nên hiệu quả sản xuất được cải thiện rõ nét. Nhiều xã, hộ gia đình áp dụng chăn nuôi trâu bò vỗ béo, nuôi lợn, gà theo phương pháp mới, canh tác lúa - cá mang lại hiệu quả cao. Huyện Tân Lạc bước đầu xây dựng được vùng sản xuất hàng hóa tập trung như trồng bí đỏ, mướp đắng, dưa leo, dưa hấu lấy hạt, sản xuất mía tím ở các xã Lỗ Sơn, Do Nhân, Quy Mỹ, Địch Giáo, Tuân Lộ, Trung Hòa, Phú Vinh…
Sản xuất nông lâm nghiệp ở nhiều xã vùng cao Nam Sơn, Bắc Sơn, Quyết Chiến, Ngổ Luông, Lũng Vân cũng phát triển đáng kể. Người dân tích cực áp dụng KHKT nâng cao năng suất lúa, đưa mạnh cây ngô vào sản xuất, đẩy mạnh chăn nuôi để cai thiện cuộc sống. Một số xã trồng su su lấy ngọn, khoai tây, cà chua đem lại hiệu quả khá. Trong sản xuất nông nghiệp đã xuất hiện nhiều hơn các HTX, tổ hợp tác, trang trại vườn rừng mang lại thu nhập cao cho nông dân. Đến nay, số hộ có mức thu nhập ổn định từ 50- 60 triệu đồng của huyện đạt trên 3.000 hộ. Kinh tế rừng cũng bắt đầu phát huy hiệu quả, nhiều chủ hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ trồng rừng. Đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của huyện đạt 12,6%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu nhập bình quân đạt 12,6 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 34,42%.
Hương Lan
(HBĐT) - Triển khai từ đầu năm đến hết tháng 11, MTTQ huyện Tân Lạc đã hoàn thành xây dựng, bàn giao 14 nhà Đại đoàn kết cho đối tượng hộ nghèo trên địa bàn các xã.
(HBĐT) - Sáng 26/11, Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Đinh Thế Huynh, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Tiến Sinh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Thanh Hải, ủy viên TT ủy ban Văn hóa giáo dục thanh - thiếu niên và nhi đồng (VHGDTNTN&NĐ) của QH; Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư NLXD&TM Hoàng Sơn đã tiếp xúc cử tri tại xã Mông Hóa (Kỳ Sơn). Dự buổi tiếp xúc cử tri có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và đại biểu cử tri 3 xã Mông Hóa, Dân Hạ và Dân Hòa.
(HBĐT) - Ngày 26/11, tập thể, cá nhân lãnh đạo Sở VH-TT&DL đã thực hiện kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo NQ T.Ư 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Các đồng chí: Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
(HBĐT) - Được tham dự hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu các huyện, thành phố, chúng tôi thực sự xúc động trước những chia sẻ của các gia đình văn hóa tiêu biểu. Mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau nhưng vượt lên trên hết là những giá trị tốt đẹp của truyền thống gia đình. Đó là tình yêu thương, chia sẻ nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, bình đẳng, hạnh phúc và tiến bộ.
(HBĐT) - Vạn Mai là xã vùng thấp của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 15 km nằm dọc theo quốc lộ 15A. Toàn xã có 730 hộ, 3.020 nhân khẩu sinh sống tập trung tại 7 xóm. Trong những năm qua, cấp uỷ Đảng, chính quyền xã đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước phát triển kinh tế, XĐ-GN hiệu quả.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 21-22/11, Hội Nông dân huyện Lạc Sơn đã tổ chức Đại hội đại biểu khóa X, nhiệm kỳ 2012 – 2017.