Nhân dân bản Hang Kia, xã Hang Kia (Mai Châu) không còn thiếu nước trong mùa khô.
(HBĐT) - Bước vào cái tuổi 50, ông Khà A Đua ở bản Hang Kia, xã Hang Kia (Mai Châu) thấu hiểu nỗi khổ thiếu nước nơi vùng cao núi đá. Cả bản thức dậy từ lúc mặt trời chưa mọc, người người vác trên vai cái can 20 lít cuốc bộ chừng hơn chục cây số đi gùi nước. Nước ít, phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt đều phải dè sẻn.
Hàng năm, vào mùa khô từ tháng 11 năm trước đến khoảng tháng 5 năm sau, tình trạng thiếu nước khá trầm trọng. Riêng việc đi lấy nước về phục vụ ăn uống, sinh hoạt đã chiếm hết cả thời gian. Mỗi nhà gần như phải cắt cử riêng một người chuyên đi lấy nước. Từ khi con đường liên xã được trải bê tông, việc đi lấy nước đỡ vất vả hơn. Đặc biệt, 2 năm gần đây, dự án xây bể tích nước tại bản đã đem lại sự đổi thay lớn trong cuộc sống người dân.
Năm 2011, từ nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn 2, bản Hang Kia đã được đầu tư xây dựng 2 bể nước, dung tích 12.000 m3. Qua một năm khai thác, sử dụng đã khẳng định được hiệu quả của công trình, dân bản không còn thiếu nước trong mùa khô như trước. Năm 2012, dự án tiếp tục đầu tư làm đường ống dẫn nước từ bể chứa vào các cụm dân cư. Trong năm, xã cũng đã bàn giao mặt bằng xây bể tích nước tại 2 bản Thung Mặn và Thung ảng với dung tích 10.000 m3. Cùng với dự án nước sạch, dự án xây dựng CSHT đã đầu tư hàng tỉ đồng xây dựng nhà bếp, tường bao trường mầm non xã; cứng hóa trên 300 m đường vào sân thể thao bản Hang Kia; làm đường bê tông từ đầu bản Hang Kia xuống bể tích nước. Dự án đào tạo cán bộ đã hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho 2 cán bộ xã, 18 học sinh theo học hệ cử tuyển. Đối với chương trình vay vốn giảm nghèo đã có 18 hộ nghèo được vay 300 triệu đồng; 9 HS-SV được vay 37,3 triệu đồng. Dự án hỗ trợ sản xuất đã hỗ trợ giống ngô, đào ĐP, lưỡi cày cho 355 hộ nghèo. Ngoài ra, trong 2 năm 2011 và 2012, từ nguồn vốn một số dự án, chính sách khác, xã cũng đã được đầu tư 900 triệu đồng làm đường nội bản Thung ảng; xây dựng chi trường mầm non bản Pà Khôm; xây tường bao nhà văn hoá bản Thung ảng; bể tích nước 35 m3 tại bản Thung Mài; mô hình nuôi bò; cấp 1.048 kg ngô giống, 6.358 kg muối iốt; hỗ trợ học sinh; hỗ trợ 86 hộ gia đình làm nhà ở... cán bộ và nhân dân trong xã đều được cấp thẻ BHYT, hàng năm cung ứng đủ thuốc theo danh mục.
Cùng với sự đầu tư của T.ư, tỉnh, huyện, nhân dân trong xã đã đồng tình ủng hộ, đóng góp ngày công lao động, tích cực giải phóng mặt bằng tạo thuận lợi cho việc triển khai thi công các công trình. Đặc biệt, một số hộ dân đã hiến đất để xây dựng công trình mà không đòi hỏi tiền đền bù.
Anh Khà A Lau, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Các chính sách dân tộc đã góp phần giảm bớt khó khăn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân. Qua đó, góp phần đưa KT-XH của xã từng bước phát triển. Năm 2012, tổng giá trị sản xuất của xã đạt 21.972 triệu đồng, đạt 116% kế hoạch. Trong đó, nông nghiệp đạt 19.596 triệu đồng; dịch vụ đạt 2.373 triệu đồng; hộ nghèo giảm 6% so với năm 2011; thu nhập bình quân đầu người đạt 6 triệu đồng. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%; hộ được dùng điện lưới quốc gia đạt 98%; học sinh đi học tiểu học đúng độ tuổi đạt 98,86%. Xã vừa được công nhận đạt phổ cập giáo dục THCS. 3 xóm: Hang Kia, Thung ảng, Thung Mặn đã xây được nhà văn hóa khang trang. Hoạt động VH-VN, thể thao được duy trì, phát triển đều khắp các bản. Nhờ đó đã nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, giảm các hủ tục lạc hậu, xây dựng cộng đồng lành mạnh.
Hiệu quả của các chính sách dân tộc đã được khẳng định. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao, chiếm 46,3%. “Bên cạnh những nỗ lực, cố gắng, lãnh đạo xã cũng đã thẳng thắn nhìn nhận còn một bộ phận cán bộ, nhân dân ý thức chưa cao, còn trông chờ, ỷ lại vào cấp trên. Khắc phục những hạn chế này, xã Hang Kia sẽ khởi sắc hơn” - Bí thư Đảng ủy xã Khà A Lau nhận định.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Anh Bàn Văn Sơn, Bí thư Đoàn xã Toàn Sơn (Đà Bắc) cho biết: Xã hiện có 85 ĐV-TN, sinh hoạt tại 5 chi đoàn cơ sở, trực thuộc. Nhớ lại vài năm về trước, không ít buổi sinh hoạt chi đoàn các xóm trên địa bàn xã trắng ĐV-TN, nếu huy động được thì số lượng ĐV-TN cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Xác định thanh niên là lực lượng xung kích, đi đầu, BCH Đoàn xã đã họp, bàn, tìm hướng thu hút ĐV-TN tham gia hoạt động đoàn- hội. Cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng bộ, chính quyền xã, những nút thắt trong thu hút, tập hợp thanh niên đã dần được tháo gỡ.
(HBĐT) - Ngày 29/1,tại Cung văn hóa tỉnh, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức hội nghị cán bộ toàn tỉnh giới thiệu nguồn quy hoạch BCH, BTV Tỉnh ủy và các chức danh lãnh đạo chủ chốt tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020. Dự hội nghị có các đồng chí UVBCH Đảng bộ tỉnh khóa XV; lãnh đạo các sở, ban, ngành, MTTQ, đoàn thể tỉnh; các cơ quan ngành dọc của T.Ư đóng trên địa bàn; các huyện, thành phố và Đảng ủy trực thuộc… Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Sáng 28-1, tại Bộ Nội vụ, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Văn Dũng đã ký biên bản bàn giao công tác quản lý Nhà nước về dân cư, đất đai và các công trình gắn trên đất từ TP Hà Nội về tỉnh Hòa Bình quản lý theo địa giới hành chính đã được Thủ tướng Chính phủ phân định tại Quyết định số 1860/QĐ-TTg ngày 21-10-2011.
Theo phóng viên TTXVN Liên bang Nga, Diễn đàn nghị viện châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 21 (APPF-21) đã khai mạc trọng thể sáng 28/1, tại đảo Russky, thành phố Vladivostok (Liên bang Nga).
(HBĐT) - Đồng chí Đinh Tiến Thanh, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hào Lý (Đà Bắc) cho biết: Để Nghị quyết của Đảng thực sự đi vào cuộc sống, việc tuyên truyền rộng rãi cho người dân nắm bắt và hiểu được các nội dung Nghị quyết được đặt lên hàng đầu. Các ban, ngành, đoàn thể đã vào cuộc một cách đồng bộ, thống nhất nội dung tuyên truyền và áp dụng phương thức tuyên truyền đa dạng.
(HBĐT) - Vừa qua, Huyện đoàn Cao Phong đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác đoàn và phong trào TTN; triển khai nhiệm vụ năm 2013.