* Các đồng chí: Nguyễn Phú Trọng, Lê Khả Phiêu, Nông Ðức Mạnh, Trần Ðức Lương, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn An, Huỳnh Ðảm dự
* Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đọc Diễn văn bế mạc kỳ họp
* Thông qua ba Dự thảo Nghị quyết
Sau 27 ngày làm việc khẩn trương với tinh thần dân chủ, trách nhiệm cao, chiều 21-6, Kỳ họp thứ năm, Quốc hội (QH) khóa XIII đã thành công và bế mạc. Tới dự, có các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư: Lê Khả Phiêu, Nông Ðức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trần Ðức Lương; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An; Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Huỳnh Ðảm; các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Ðảng và Nhà nước, các đồng chí lão thành cách mạng, nhiều đại biểu QH các khóa trước và các đại biểu QH khóa XIII.
Trước đó, trong phiên làm việc buổi sáng, QH đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật. Ða số các đại biểu đồng tình với quy định về hệ thống cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật được tổ chức từ T.Ư đến địa phương như dự án Luật. Về cán bộ phụ trách bảo vệ thực vật ở cấp xã có ý kiến đề nghị phải có cán bộ ở cấp xã và được đào tạo đúng chuyên ngành, nhưng có ý kiến đề nghị chỉ có những nơi xã nông nghiệp trọng điểm sản xuất nông nghiệp nhiều thì mới có cán bộ xã, nhưng cũng có ý kiến đề nghị sử dụng nhân viên khuyến nông để làm công việc này. Ðại biểu Ðoàn Nguyễn Thùy Trang (TP Hồ Chí Minh), Ðinh Thị Phương Khanh (Long An) cho rằng, các xã có tỷ trọng sản xuất nông nghiệp lớn phải bố trí một cán bộ chuyên theo dõi về nông nghiệp để hướng dẫn nông dân sử dụng đúng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần kiểm soát được an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) cho rằng, không nên quy định cứng cán bộ cấp xã chuyên trách về bảo vệ thực vật mà tùy theo tình hình địa phương để bố trí công chức kiêm nhiệm một số việc như quy định tại Nghị định 92 của Chính phủ.
Về trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, các đại biểu cho rằng, cần xác định rõ trách nhiệm của một bộ quản lý nhà nước và nếu như có liên quan tới nhiều bộ, ngành thì cũng phải xác định vai trò chủ trì của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cần làm rõ trách nhiệm của tất cả các cấp chính quyền và đặc biệt là cấp xã trong việc phòng, chống dịch, thu gom tiêu hủy bao bì thuốc bảo vệ thực vật, quản lý về kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn để bảo đảm tính khả thi, nhất là chính quyền cấp xã.
Nhiều ý kiến đại biểu tập trung vào việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật, từ việc nhập khẩu, sản xuất, vận chuyển, lưu thông, phân phối, kiểm nghiệm, sử dụng trên thị trường và đề nghị phải có những quy định về điều kiện kinh doanh khắt khe, chặt chẽ đối với mặt hàng này. Những quy định này cần phải thật chặt chẽ để bảo đảm sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường.
Buổi chiều, trước phiên bế mạc, QH đã tiến hành biểu quyết thông qua ba dự thảo Nghị quyết của QH.
QH thông qua Nghị quyết kéo dài thời hạn sử dụng đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân với 474 đại biểu tán thành, bằng 95,18% tổng số đại biểu QH. Theo đó, khi hết thời hạn sử dụng, Nhà nước không điều chỉnh lại đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối đã giao cho hộ gia đình, cá nhân theo Luật Ðất đai hiện hành. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được tiếp tục sử dụng đất cho đến khi Luật Ðất đai (sửa đổi) được ban hành và có hiệu lực; khi đó thời hạn sử dụng đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân áp dụng theo quy định của Luật Ðất đai (sửa đổi).
Tiếp đó, QH thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát việc thi hành Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006 - 2012 với 478 đại biểu tán thành, bằng 95,98% tổng số đại biểu QH. Theo Nghị quyết, QH cho rằng, chủ trương phát hành trái phiếu chính phủ đầu tư xây dựng các công trình, dự án trong giai đoạn 2006 - 2012 là đúng đắn. Việc tổ chức thực hiện đạt kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương. QH yêu cầu: Các cơ quan của QH, Chính phủ tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Ðấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Ðất đai; trình QH sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước, ban hành Luật Ðầu tư công gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Rà soát, bãi bỏ, sửa đổi các quy định chưa thống nhất, không phù hợp, kém hiệu quả về phân cấp, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Cũng trong chiều qua, QH thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ năm, QH khóa XIII với 472 đại biểu tán thành, bằng 94,78% tổng số đại biểu QH. Theo Nghị quyết, QH yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các giải pháp bảo đảm người trồng lúa có lãi 30%; có chính sách hỗ trợ cho ngư dân bám biển. QH yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có các giải pháp tích cực để đến năm 2020, du lịch Việt Nam theo kịp các nước trong khu vực, sau năm 2020 khẳng định được vị thế trong khu vực. Ðối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, QH yêu cầu có giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tạo việc làm. Ðối với Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, QH yêu cầu không để án oan sai, lọt tội phạm.
Phát biểu ý kiến bế mạc Kỳ họp, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, sau một tháng làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm cao trước nhân dân, QH đã hoàn thành Chương trình Kỳ họp thứ năm. QH hoan nghênh quyết tâm của Chính phủ, các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và của toàn dân, trong điều kiện tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới còn nhiều mặt chưa thuận, đã nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả đáng ghi nhận (Toàn văn Bài phát biểu đăng số báo hôm nay).
* Chiều 21-6, sau khi bế mạc Kỳ họp thứ năm, QH khóa XIII, Văn phòng QH tổ chức họp báo trong nước và quốc tế công bố kết quả của Kỳ họp dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên T.Ư Ðảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Văn phòng QH. Cùng dự, có đại diện Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH, các bộ, ngành hữu quan cùng hơn 200 phóng viên trong nước và quốc tế.
Theo lãnh đạo Văn phòng QH, tại kỳ họp này, QH đã xem xét, thảo luận và thông qua nhiều nội dung quan trọng trong các lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, mở đường cho nhiều chủ trương và các giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước.
Tại kỳ họp này, QH đã thông qua chín dự án Luật và nhiều dự thảo Nghị quyết. QH đã xem xét, cho ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Dự án Luật Ðất đai (sửa đổi). Ðây là những nội dung quan trọng thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri cả nước.
Tại buổi họp báo, lãnh đạo Văn phòng QH gửi lời chúc mừng đến các nhà báo và các cơ quan báo chí nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6, đồng thời đánh giá cao kết quả thông tin của các cơ quan báo chí về kỳ họp này.
Theo Báo DN
(HBĐT) - Đảng bộ huyện Lạc Thủy hiện có 50 TCCS Đảng, 264 chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, trong đó, khối xã, thị trấn có 205 chi bộ, khối cơ quan có 59 chi bộ. Khắc sâu lời dạy của Bác Hồ “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt”, BTV Huyện ủy Lạc Thủy luôn coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của chi bộ nói chung và chất lượng sinh hoạt chi bộ nói riêng.
(HBĐT) - Đồng chí Lê Duy Long, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế cho biết: Xác định rõ vai trò tham gia quản lý là thiết thực bảo vệ lợi ích của CNVC-LĐ, tập thể một cách có hiệu quả, các cấp công đoàn trong ngành đã tích cực tham gia ý kiến xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến CNVC-LĐ và tổ chức công đoàn. Đặc biệt chú trọng đến đào tạo, bổi dưỡng, trong 5 năm (2008-2012) đã có trên 1.500 lượt cán bộ, CNVC-LĐ được tham gia các lớp nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, trên 300 cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo.
(HBĐT) - Ngày 21/6, Đoàn công tác của Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW gồm đại diện lãnh đạo các Sở: KH&ĐT, NN&PTNT, Tài chính, Ban Dân tộc, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh đã kiểm tra kết quả thực hiện Kết luận số 26-KL/TW ngày 2/8/2012 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh phát triển KTXH, đảm bảo QPAN vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020”; Chương trình hành động số 389-CTr/TU ngày 25/1/2005 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW tại thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Ngày 21/6, tại đơn vị tổ bầu cử số 4 huyện Lạc Sơn, đoàn đại biểu HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2011-2016 gồm các đồng chí: Hoàng Quang Minh, ủy viên Thường trực HĐND tỉnh; Ngô Ngọc Đức, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải; Nguyễn Thị Huệ, Trạm trưởng Trạm y tế xã Hương Nhượng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại 3 xã vùng cao Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do (Lạc Sơn). Cùng tham dự buổi tiếp xúc có lãnh đạo huyện Lạc Sơn, MTTQ huyện và gần 80 cử tri của 3 xã.
(HBĐT) - Ngày 21/6, Báo Hoà Bình tổ chức gặp mặt nhân kỷ 88 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2013). Đến chúc mừng, động viên cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên Báo Hoà Bình có đại diện lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, các sở, ban, ngành, huyện, thành phố và cộng tác viên.
(HBĐT) - 4 năm thực hiện CVĐ và hơn 2 năm đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị cũng là bằng ấy thời gian Ban Biên tập Báo Hoà Bình coi việc tuyên truyền lĩnh vực này là nội dung không thể thiếu đối với tờ báo Đảng, góp tiếng nói nâng cao nhận thức cho CBĐV và các tầng lớp nhân dân về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, tấm gương đạo đức Bác Hồ. Từ đó tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức để mỗi người nỗ lực tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống và đẩy mạnh làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa.