Những năm qua, Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh đã thường xuyên họp bàn, tìm giải pháp nhằm chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh thực hiện có hiệu quả công tác phòng - chống tham nhũng.

Những năm qua, Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh đã thường xuyên họp bàn, tìm giải pháp nhằm chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh thực hiện có hiệu quả công tác phòng - chống tham nhũng.

(HBĐT) - Xác định làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) có vai trò đặc biệt quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, xây dựng đội ngũ cán bộ có tâm, có tầm và củng cố niềm tin của nhân dân. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền tỉnh đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo áp dụng đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động PCTN.

 

Một trong những giải pháp được coi trọng thực hiện là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật về PCTN nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị và CB, ĐV trên địa bàn tỉnh. Theo đó, 5 năm qua (2008 - 2013), toàn tỉnh đã tổ chức được 3.560 cuộc tuyên truyền, quán triệt, tập huấn về pháp luật PCTN cho 47.950 lượt CB, CC, VC, người lao động và trên 269.800 lượt nhân dân. Trong đó, riêng 6 tháng đầu năm nay, các cơ quan, đơn vị tổ chức được 55 lớp phổ biến, quán triệt cho 8.820 lượt người; in ấn, phát hành 49 loại đầu sách, tài liệu tuyên truyền về nội dung này. Đặc biệt các cấp,  ngành đã chú trọng tuyên truyền, giáo dục triển khai thực hiện các giải pháp theo tinh thần NQ T.Ư 3 (khoá X) về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí gắn với thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng như NQ T.Ư 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã xây dựng và ban hành mới 215 văn bản, sửa đổi bổ sung 191 văn bản thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tập trung vào các nội dung: chế độ định mức tiêu chuẩn; sử dụng kinh phí ngân sách cấp; mua sắm, sửa chữa trang thiết bị phục vụ công tác; quy định vị trí việc làm; công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ; chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy. Đồng thời, thực hiện việc công khai các hình thức niêm yết, thông báo công khai tại các hội nghị, cuộc họp; công khai trong nội bộ về mua sắm tài sản công, đầu tư XDCB, quản lý, sử dụng đất đai; công tác tổ chức cán bộ; công khai  trong việc xem xét, xử lý các cá nhân có sai phạm liên quan đến tham nhũng.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Chữ, Chánh Thanh tra tỉnh chia sẻ:  Với việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đã nâng cao được ý thức của CBĐV và nhân dân về PCTN. Thực tế qua công tác thanh tra của ngành cho thấy các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã có những việc làm thiết thực, cụ thể; việc kê khai tài sản đã được thực hiện hàng năm; trách nhiệm của của đứng đầu các cơ quan Nhà nước được nâng lên; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về PCTN được thực hiện đầy đủ, kịp thời, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trên cả hai mặt phòng và chống tham nhũng.

 

Song song với công tác tuyên truyền và thực hiện công khai, minh bạch trong các mặt hoạt động, những năm qua, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã  thực hiện chuyển đổi vị trí công tác với 1.461 CB, CC, VC phục vụ công tác PCTN. Ban chỉ đạo PCTN tỉnh tiến hành kiểm tra, đôn đốc 193 lượt cơ quan, tổ chức, đơn vị về các nội dung liên quan. Ngoài ra đã tích cực tham gia với Thường trực HĐND tỉnh, các ban của HĐND tỉnh giám sát một số chuyên đề về PCTN, lãng phí trong việc thực hiện chính sách qua đền bù GPMB một số dự án trọng điểm; việc chấp hành pháp luật trong quản lý, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chấp hành pháp luật về thuế của các doanh nghiệp và một số dự án xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách; tình hình thu, chi sử dụng một số loại quỹ. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, phát hiện, xả lý vụ việc liên quan đến tham nhũng luôn được tăng cường, trong 5 năm (2008  2013), các cấp, ngành trong tỉnh đã xử lý kỷ luật hành chính 37 CB, CC có vi phạm; xử lý hình sự 17 CB, CC; phát hiện sai phạm 45 tỷ đồng, trong đó, kiến nghị thu hồi nộp NSNN trên 33 tỷ đồng, thu hồi 816,7 ha đất, chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra 2 vụ việc. Cùng với đó, các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp trong tỉnh đã khởi tố, điều tra 19 vụ án tham nhũng với 29 đối tượng; đã xét xử 16 vụ, 24 bị cáo, đang điều tra 3 vụ, 5 bị can.

 

Từ kết quả này cho thấy, tuy số lượng các vụ án tham nhũng được điều tra, truy tố, xét xử không nhiều nhưng đã thể hiện được sự cố gắng của các cơ quan tố tụng, góp phần vào công tác đấu tranh chống tham nhũng của tỉnh trong những năm qua.

 

                                                                       Thu Hiền

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục