CCB Tạ Duy Sản cùng học sinh trường THCS Sông Đà trong buổi giao lưu với nhân chứng lịch sử do Thành đoàn Hòa Bình tổ chức.

CCB Tạ Duy Sản cùng học sinh trường THCS Sông Đà trong buổi giao lưu với nhân chứng lịch sử do Thành đoàn Hòa Bình tổ chức.

(HBĐT) - “Đó là 3 ngày 15, 16, 17/7/1968, lúc này, tôi là trung đội trưởng Trung đội 2, đại đội 5, tiểu đoàn 75, mặt trận B5 (đường 9) được giao chốt ở cao điểm 710, vành ngoài Khe Sanh. Bằng súng máy 12 ly 7, trung đội tôi đã bắn rơi 7 chiếc máy bay vận tải CH47, trong đó, tôi bắn rơi 1 chiếc. Chiến công vang dội này là nguồn động viên tinh thần rất lớn đối với toàn trung đội cũng như cá nhân tôi...”.

 

Sân trường THCS Sông Đà (TPHB) im phăng phắc, hàng nghìn học sinh đến từ các trường tiểu học, THCS trên địa bàn bờ trái chăm chú lắng nghe, dõi theo từng câu, chữ trong bài nói chuyện của CCB Tạ Duy Sản, nguyên chính trị viên Ban CHQS thành phố. Thực tế 9 năm chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ là nguồn tư liệu quan trọng, quý giá giúp cho câu chuyện kể của ông về những năm tháng hào hùng trong chiến đấu, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam trở nên sinh động, gần gũi. Cũng nhờ vậy mà gương các anh hùng trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc như: anh hùng Ngô Mây, người đánh bom cảm tử đã ôm bom ba càng lao vào xe cơ giới của quân Pháp, tiêu diệt 1 trung đội lính Âu - Phi, anh hùng cảm tử Vũ Xuân Thiều, người đã lao cả máy bay vào tiêu diệt máy bay B-52 của không lực Hoa Kỳ... đến với các em thiếu nhi một cách dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nhập tâm.

 

Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ thông qua các buổi giao lưu, nói chuyện với nhân chứng lịch sử là hình thức phổ biến mà nhiều Huyện, Thành đoàn lựa chọn. Với phương châm “ôn cố, tri tân”, những năm qua, công tác giáo dục truyền thống được các cấp bộ đoàn toàn tỉnh đặc biệt quan tâm, thông qua đó giúp cho lớp trẻ nhận thức sâu thêm về cội nguồn lịch sử dân tộc, diện mạo của quê hương xưa và nay qua mỗi giai đoạn thăng trầm của đất nước. Chị Đặng Quỳnh Trang, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn cho biết: Xác định công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của tổ chức Đoàn Thanh niên trong tỉnh.

 

Chính vì vậy, trong nhiều năm gần đây, công tác này được triển khai bằng những hoạt động cụ thể bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, từng bước được xã hội hóa thông qua tổ chức các hoạt động nhân các ngày lễ lớn của dân tộc, đất nước, tỉnh và của tổ chức Đoàn. Đối với các sự kiện này, Đoàn Thanh niên đều tổ chức các hoạt động như viết bài tìm hiểu, triển khai các CVĐ, trao đổi tọa đàm, nghe nói chuyện chuyên đề, mít tinh kỷ niệm... giúp cho thanh, thiếu niên hiểu rõ hơn về ý nghĩa lịch sử của những sự kiện, ngày lễ. Cùng với đó là tổ chức các hoạt động “Đền ơn - đáp nghĩa”, “Uống nước, nhớ nguồn”, tổ chức cho thanh niên gặp gỡ các nhân chứng, tìm hiểu các di tích lịch sử... Hàng năm, cứ đến ngày thương binh, liệt sĩ  27-7, các tổ chức Đoàn lại vận động hội viên, ĐV-TN tham gia chỉnh trang nghĩa trang liệt sĩ, trồng hoa cây cảnh, quét vôi mộ và một hoạt động thường niên không thể thiếu đó là thắp nến tri ân các anh hùng-liệt sĩ nhân dịp này... Đây là hình thức giáo dục trực quan sinh động nhất giúp các bạn trẻ tri ân những thế hệ đã hy sinh máu xương để đổi lại độc lập, tự do hôm nay, nhắc nhở thế hệ trẻ ngày nay phải tiếp bước cha anh, kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

“Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, thanh niên rất nhạy cảm với cái mới, dễ chịu ảnh hưởng từ những tác động bên ngoài. Nhiều bạn trẻ có tư tưởng sùng ngoại, văn hoá ngoại lai, số ít bạn coi thường thuần phong mỹ tục hoặc lãng quên các giá trị truyền thống của dân tộc. Trong khi các giá trị đó được ông cha ta hun đúc từ xưa đến nay, không chỉ là bản sắc, cội nguồn, sức mạnh nội sinh mà còn là động lực cho sự phát triển của dân tộc ta lên một tầm cao mới. Vấn đề làm thế nào để giới trẻ chủ động, tự giác tìm hiểu truyền thống, trân trọng giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử - văn hóa truyền thống - đó mới là điều quan trọng mà các cấp bộ đoàn toàn tỉnh đang chung tay thực hiện...” - Chị Đặng Quỳnh Trang chia sẻ thêm.

 

                                                                              Hải Yến

 

 

 

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục