(HBĐT) - Ngày 19/9/2013, Ủy ban Dân tộc đã ban hành Quyết định số 447/QĐ-UBDT, công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015.
Theo đó, trong số 210 xã, phường, thị trấn của tỉnh Hòa Bình, Ủy ban Dân tộc đã công nhận 72 xã thuộc khu vực I, 64 xã khu vực II, 74 xã khu vực III. Đồng thời, công nhận 558 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Trong đó, có 139 thôn thuộc xã khu vực II, 419 thôn thuộc xã khu vực III.
Việc công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi là căn cứ để xây dựng, thực hiện các chính sách đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với điều kiện và phát triển của từng vùng, từng khu vực.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 19/9/2013 và thay thế các Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006, Quyết định số 05/2007/QĐ-UBDT ngày 6/9/2007, Quyết định số 274/QD-UBDT ngày 16/9/2011 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển; Quyết định số 126/QĐ-UBDT ngày 07/6/2012 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc công nhận bổ sung xã khu I, II, III thuộc 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển./.
Đỗ Sâm
(Ban Dân tộc tỉnh )
(HBĐT) - Ngày 7/10, BCH Đảng bộ Báo Hoà Bình đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Đảng bộ Báo Hoà Bình theo Quyết định số 284 của Đảng uỷ Khối CCQ tỉnh về việc chuyển Chi bộ cơ sở Báo Hoà Bình thành Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Khối CCQ tỉnh. Đồng chí Đoàn Văn Thu, TUV, Bí thư Đảng uỷ Khối CCQ tỉnh dự và chỉ đạo buổi lễ.
(HBĐT) - Cũng như nhiều tổ chức Đoàn ở vùng nông thôn khác, Đoàn xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) thu hút được khoảng 50% thanh niên trong độ tuổi tham gia sinh hoạt. Lý do bởi có nhiều thanh niên đi làm ăn xa và một lý do nữa là khi đã kết hôn, nhiều thanh niên đã có ý ngại với các hoạt động bề nổi. Tuy số lượng ĐV-TN tham gia tổ chức đoàn không nhiều, cả xã có trên 400 ĐV-TN nhưng mỗi ĐV-TN này đều là những hạt nhân tích cực, nhiệt tình với phong trào Đoàn ở cơ sở và các hoạt động vì cuộc sống cộng đồng.
Gắn bó với Điện Biên và Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, đã từ lâu, nhân dân các dân tộc Điện Biên coi Đại tướng Võ Nguyên Giáp như một "vị thần" của bản làng, chỉ huy đánh đuổi giặc ngoại xâm. Mỗi địa danh trên mảnh đất Điện Biên lịch sử đều ghi dấu tình cảm của đồng bào dân tộc đối với vị tướng tài ba. Xã Mường Phăng, nơi căn cứ Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa, bà con các bản làng nghẹn ngào nghe tin ông mất, xúc động ôn lại những công lao của ông đối với nhân dân các dân tộc Tây Bắc.
Sự ra đi của vị Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp không chỉ để lại niềm tiếc thương sâu sắc cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân của dân tộc Việt Nam mà còn gây chấn động mạnh mẽ đối với cộng đồng quốc tế.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Theo thông báo của Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang.