Người dân xóm Bưa Cầu, xã Nật Sơn (Kim Bôi) rộn ràng sải bước trên con đường xuân.

Người dân xóm Bưa Cầu, xã Nật Sơn (Kim Bôi) rộn ràng sải bước trên con đường xuân.

(HBĐT) - Với nhiều công trình hạ tầng cơ sở được đầu tư, giống, vốn sản xuất được ưu tiên hỗ trợ, hộ nghèo được trợ giúp khi giáp hạt, dịp cuối năm..., đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc Mường Động, huyện Kim Bôi đang từng ngày, từng giờ cải thiện.

 

Chỉ về phía con đường thênh thang mới vừa đi vào sử dụng, ông Bùi  Hải âu, Trưởng xóm Bưa Cầu, xã Nật Sơn (Kim Bôi) nở nụ cười sáng rỡ: Anh, chị thấy không, đường từ xóm Rộc đến Bưa Cầu nay rộng rãi, bằng phẳng, lòng người không còn ngại mưa, ngại nắng nữa rồi. Còn nhớ nửa năm trước, đây còn là tuyến đường đất, đá nhấp nhô, lổn nhổn. Phương tiện đi qua đoạn đường này lắm khi ngã, đổ xoành xoạch, hàng hóa nếu chở bằng xe máy sẽ khó tránh khỏi dập nát nên người dân đành vác, khiêng bộ để khỏi mất an toàn. Nhận được tin vui Chính phủ Ai len viện trợ nâng cấp đường xóm Bưa Cầu, hơn 100 hộ đồng bào dân tộc nơi đây mừng vui khôn tả, hết lòng ủng hộ, tạo điều kiện. Công trình có tổng mức đầu tư 1 tỷ đồng, được bàn giao đúng vào thời điểm trước thềm năm mới 2014 khiến người dân nơi đây thêm nức lòng, niềm vui sướng, hân hoan càng được nhân lên gấp bội.

 

Cũng trong thời gian này, nhân dân xã Tú Sơn, Nật Sơn, Vĩnh Tiến, Đú Sáng, Kim Sơn, Kim Truy, Nuông Dăm được đón nhận liên tiếp những tin vui: hoàn thành công trình chi trường MN xóm Bợi, xã Tú Sơn trị giá 400 triệu đồng, công trình phụ trợ trường MN, tiểu học, THCS xã Nật Sơn trị giá hơn 600 triệu đồng (nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững), đường lên xóm Suối Rèo có tổng mức đầu tư 1,2 tỷ đồng; nhà hiệu bộ trường tiểu học, THCS A, xã Đú Sáng rồi nhà sinh hoạt cộng đồng xóm Lầm Ngoài, xã Nuông Dăm hay tuyến mương xã Kim Sơn... Hàng chục công trình 135 đầu tư về điện, đường, trường, trạm, kênh mương thủy lợi những năm trước đây cũng được duy tu, bảo dưỡng tạo đà cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thúc đẩy giao lưu, giao thương giữa vùng khó khăn, vùng sâu, xa với vùng thuận lợi hơn.

 

Với đặc thù huyện có 88% dân số người dân tộc Mường, hộ nghèo và cận nghèo chiếm đến quá nửa, kinh tế sản xuất nông - lâm nghiệp còn tới 39,8%, nhằm tạo nguồn thu nhập cho đồng bào các dân tộc, huyện đã hỗ trợ người dân bằng giống, vốn, tư liệu sản xuất. Từ năm 2011 đến nay, tại địa bàn, hàng chục xóm nghèo, xã nghèo đã triển khai chương trình sinh kế bền vững như hỗ trợ giống gà Đông Cảo tại xã Bắc Sơn, giống trồng khoai lang, khoai tây ở xã Kim Bôi hay hỗ trợ máy cày, bừa cho nhóm hộ sản xuất vùng đặc biệt khó khăn... Bên cạnh đó, hỗ trợ trực tiếp cho người dân theo Quyết định 102, huyện đã trợ giống lúa, giống ngô cho các hộ dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn các xã Kim Truy, Hạ Bì, Kim Tiến, Kim Bình, Kim Bôi, Nam Thượng, Bắc Sơn, Nật Sơn, Hợp Đồng, Đú Sáng... Qua kiểm tra thực tế, loại giống hỗ trợ sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, ổn định, nhất là giống lúa Nhị ưu 69. Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số cũng được huyện thực hiện đầy đủ. Vào dịp Tết Nguyên đán hay lúc bệnh tật, ốm đau, những người có uy tín trong cộng đồng xóm, bản đều được quan tâm, thăm hỏi kịp thời. Cụ thể như đã tổ chức tặng quà cho 78 người được bình chọn có uy tín nhân dịp Tết với trị giá mỗi suất 300.000 đồng; thăm hỏi, tặng quà động viên tinh thần ông Bùi Văn Hợn, xóm Bái Mu, xã Kim Truy; phúng viếng ông Bùi Tiến Hồi ở xóm Tre Thị, xã Trung Bì mất do mắc bệnh hiểu nghèo...

 

"Xuất phát điểm kinh tế còn ở mức thấp, địa bàn rộng, chia cắt, thiên tai xảy ra liên tục, tình hình giá cả vật tư hàng hóa tăng cao khiến đời sống của người dân bị ảnh hưởng. Các chương trình 134, 135, 167, MTQG giảm nghèo bền vững và các chính sách dân tộc được thực hiện trong hàng chục năm qua đã góp phần quan trọng làm đổi thay diện mạo hạ tầng cơ sở, thúc đẩy phát triển kinh tế ở xã nghèo, vùng dân tộc thiểu số. Qua tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng đồng bào các dân tộc được thụ hưởng chính sách ngày càng yên tâm, phấn khởi, biết ơn Đảng, Nhà nước đã quan tâm, chăm lo, hỗ trợ để hàng năm hộ nghèo giảm đi, hộ khá tăng lên, có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống" - ông Quách Tân Thản, Trưởng phòng Dân tộc huyện khẳng định.

 

 

 

                                                                            Lạc Bình

 

 

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục