Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh kết luận tại buổi làm việc với lãnh đạo Sở VH-TT&DL tỉnh.

Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh kết luận tại buổi làm việc với lãnh đạo Sở VH-TT&DL tỉnh.

(HBĐT) - Sáng ngày 14/2, tại Văn phòng UBND tỉnh, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo Sở VH-TT&DL về phương hướng, nhiệm vụ và đề xuất, kiến nghị của ngành năm 2014. Cùng dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở: Nội vụ, KH&ĐT, Tài chính, Văn phòng Tỉnh uỷ và Văn phòng UBND tỉnh.

 

Năm 2013, trong lĩnh vực văn hoá, tỉnh ta đạt được kết quả khá toàn diện về công tác tuyên truyền, cổ động, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá và công tác bảo tồn, bảo tàng. Tỉnh ta đã đăng cai tổ chức thành công Ngày hội VH, TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII. Tỉnh ta tiếp tục khẳng định trong công tác thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao. 100% số huyện, thành phố và 97% xã, phường, thị trấn tổ chức đại hội TD-TT. Tại các giải đấu khu vực và toàn quốc, tỉnh ta đoạt 91 huy chương các loại. Du lịch Hoà Bình có bước phát triển đáng kể. Trong năm, Hoà Bình đã đón 1.732.787 lượt khách tham quan du lịch; thu nhập từ du lịch đạt 616.928 triệu đồng…

 

Năm 2014, ngành VH-TT&DL đề ra 9 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện, đồng thời có 8 kiến nghị, đề xuất với UBND tỉnh. Tại buổi làm việc, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh và các sở, ngành hữu quan đã có nhiều ý kiến đóng góp bổ sung, đóng góp cho những phương hướng, nhiệm vụ của ngành trong năm 2014 và những năm tiếp theo.

 

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng cùng những thành tựu của ngành trong năm 2013. Đồng chí cũng chỉ ra những hạn chế và thách thức mà ngành cần quan tâm và có hướng khắc phục như việc bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa có các giải pháp chống “xâm lăng văn hoá” từ bên ngoài. Chất lượng hoạt động du lịch vẫn là điều cần khắc phục. Thể thao thành tích cao còn ở mức độ, chưa tạo được thế mạnh nổi bật. Việc phối hợp của ngành với các ngành hữu quan trong lĩnh vực gia đình chưa nhiều. Những phong tục, tập quán tốt, những hương ước, quy ước chưa được nhìn nhận đúng mức. Đồng chí chỉ rõ những định hướng cụ thể: Trong công tác bảo tồn văn hoá, ngành cần lập đề án bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Sớm rà soát việc thực hiện hương ước, quy ước ở cơ sở; cần lược bỏ những nội dung không phù hợp, lỗi thời và bổ sung kịp thời những nội dung mới. Cần có những chấn chỉnh trong việc cưới, việc tang cho phù hợp; nêu cao vai trò gương mẫu của cán bộ lãnh đạo quản lý trong việc này. Quan tâm, chú trọng tới văn hoá công sở. Đồng chí cũng đề nghị ngành và các ngành hữu quan cần có cơ chế phối hợp trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số. Việc quy hoạch du lịch bài bản hơn và gắn với đề án nâng cao chất lượng hoạt động du lịch và công tác lữ hành du lịch, hạ tầng du lịch. Ngành cần có lộ trình và nỗ lực trong việc tổ chức Đại hội TD-TT tỉnh và tham gia đại hội TD-TT toàn quốc năm 2014. Ngành cũng sớm triển khai công tác tuyên truyền, quảng bá hướng tới Ngày kỷ niệm lớn của dân tộc như 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tiến tới kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh (năm 2016); khởi động xây dựng các thiết chế văn hoá từ tỉnh đến cơ sở trong sự phối hợp của các cấp, ngành hữu quan. Trong phát triển KT-XH, ngành và các ngành hữu quan cần quan tâm hơn trong việc xây dựng các thiết chế văn hoá phục vụ cho hoạt động VH, TT, sinh hoạt cộng đồng. Ngành cần có những chủ động trong mối quan hệ với Bộ VH-TT&DL trong việc thu hút các công trình văn hoá, thể thao gắn với các sự kiện VH-TT tầm châu lục và Đông Nam Á trên địa bàn tỉnh. Ngành chức năng cũng cần nghiên cứu và có đề xuất là tỉnh ta cần có di sản đặc biệt cấp quốc gia hay không.

 

Với những kiến nghị, đề xuất của ngành, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh đã có những giải đáp thoả đáng và có những gợi mở có tính định hướng như nên có đề án thành lập Ban quản lý các di tích lịch sử văn hoá tỉnh (nên chăng có cả BQL cấp huyện); có hướng XHH bảo tàng tư nhân; sưu tầm các giá trị văn hoá, tinh thần từ những phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

                                                                             

                                                                      Văn Tưởng

 

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục