Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận tại cuộc họp.

Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận tại cuộc họp.

(HBĐT) - Ngày 18/4, BTV Tỉnh ủy họp, nghe và cho ý kiến vào các dự thảo: Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chương tình hành động (CTHĐ) số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của BTV Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết (NQ) số 23-NQ/TƯ, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; các NQ của BTV Tỉnh ủy về một số cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực trồng trọt, giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh; NQ về một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình, giai đoạn 2014 - 2020; NQ về một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị của BTV Tỉnh ủy về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa công sở; việc khen thưởng tổ chức Đảng và đảng viên theo định kỳ năm 2013; công tác cán bộ và một số công tác khác. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp.

 

Qua 5 năm thực hiện CTHĐ số 18 của BTV Tỉnh ủy, lĩnh vực văn học, nghệ thuật (VHNT) trong tỉnh đã có bước chuyển biến tích cực. Hoạt động phổ biến, sáng tác tác phẩm đa dạng, phong phú. Các phong trào có bước phát triển sâu rộng, thu hút đông đảo các văn nghệ sĩ, các tầng lớp nhân dân, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị. Công tác XHH các hoạt động văn hóa, nghệ thuật được đẩy mạnh. Việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể trong lĩnh vực VHNT được triển khai tích cực. Hoạt động VHNT đã góp phần xây dựng môi trường văn hóa, có tác dụng tốt đối với việc hình thành nhân cách, lối sống lành mạnh trong xã hội... Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện CTHĐ số 18, vấn đề tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý VHNT của tỉnh còn thiếu và yếu, không theo kịp yêu cầu nhiệm vụ. Hoạt động VHNT chưa đồng bộ giữa sáng tác và phổ biến sáng tác. Hoạt động lý luận, phê bình văn học chưa thật sôi nổi, thiếu chuyên nghiệp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ chưa có sự đầu tư thỏa đáng, chưa có biện pháp và chế độ đãi ngộ để phát hiện và bồi dưỡng tài năng...

 

Từ thực trạng của việc xây dựng và phát triển VHNT trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy đã phân tích, làm rõ thêm những kết quả đạt được và cho rằng: Dự thảo báo cáo cần đánh giá sâu hơn việc tổ chức thực hiện CTHĐ để từ đó chỉ rõ những hạn chế, yếu kém nhằm tìm giải pháp thực hiện phù hợp trong thời gian tới. Đồng thời, cần đánh giá thêm vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền đối với VHNT cũng như hiệu quả phối hợp hoạt động của các ban, ngành chức năng đối với lĩnh vực này nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội VHNT tỉnh cũng như tờ báo Văn nghệ.

 

Cũng tại cuộc họp, các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy và đại biểu dự họp đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến vào 3 dự thảo NQ của BTV Tỉnh ủy. Theo đó, NQ về phát triển sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực trồng trọt nhằm mục tiêu duy trì và sử dụng linh hoạt 19.000 ha đất trồng 2 vụ lúa để đảm bảo an ninh lương thực và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Mở rộng diện tích kinh doanh cây có múi lên 5.000 ha vào năm 2020, trong đó diện tích trồng cam trên 3.000 ha. Mở rộng và duy trì ổn định vùng sản xuất rau su su từ 300 - 500 ha, chè Shan tuyết từ 500 - 700 ha tại các xã vùng cao của tỉnh; phát triển đa dạng các loại rau phù hợp theo vùng sinh thái trên diện tích khoảng 11.000 ha, trong đó diện tích được chứng nhận an toàn, chứng nhận VietGAP đạt trên 1.000 ha. Khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; hỗ trợ tập huấn, khuyến nông và các dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch, kiến thức và kỹ năng quản lý kinh tế theo định hướng thị trường cho nông dân...

 

Nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình nhằm mục tiêu: Tập trung sản xuất thâm canh các loài cá chủ lực và bản địa theo hướng bền vững; phát triển hợp lý nghề nuôi cá lồng trong các thủy vực lớn, đến năm 2020 có 3.500 lồng nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Hòa Bình, tạo công ăn việc làm ổn định cho 2.800 lao động thuộc các xã ven hồ. Từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung, gia trại, trang trại...

 

Nghị quyết về chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống nhằm mục tiêu giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động, góp phần đẩy nhanh tiến trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM. Bảo tồn, khôi phục phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống theo hướng nâng cao quy mô, chất lượng, hiệu quả làng nghề và bảo vệ môi trường; xây dựng, quảng bá thương hiệu các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống mà tỉnh có thế mạnh và nguyên liệu và triển vọng thị trường... Phấn đấu mỗi năm công nhận được từ 1 - 2 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.

 

Cho ý kiến vào các NQ nêu trên, các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy khẳng định: Việc ban hành 3 NQ trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết và quan trọng, bởi đây chính là lợi thế của tỉnh. Tuy nhiên, để các NQ đi vào cuộc sống thì nhất thiết phải có sự thống nhất, vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành chức năng trong lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện và phải nâng cao được nhận thức của người dân để có sự đồng thuận, ủng hộ. Bên cạnh đó, việc xây dựng NQ cần có sự đánh giá sát thực, sâu sắc về thực trạng của lĩnh vực trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, phát triển nghề và làng nghề truyền thống của tỉnh. Từ đó có đề án cụ thể làm căn cứ xây dựng NQ đảm bảo tính khả thi. Ngoài ra, việc xây dựng NQ cần có chỉ tiêu, giải pháp, cơ chế chính sách cụ thể cũng như phải xác định được giá trị của một đơn vị diện tích và giá trị của một lồng cá để đánh giá mức độ hiệu quả khi thực hiện. Đối với phát triển nghề và làng nghề là hết sức cần thiết nhưng nên có sự tính toán kỹ lưỡng, khuyến khích đối với từng nghề cho phù hợp với tình hình của tỉnh.

 

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu các cơ quan soạn thảo văn bản tiếp thu ý kiến đóng góp của các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy và đại biểu dự họp để hoàn thiện văn bản, ban hành.

 

Về dự thảo báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện CTHĐ số 18 của BTV Tỉnh ủy, đồng chí đề nghị: Trên cơ sở NQ số 23 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” cần có sự đánh giá toàn diện các chương trình đã đề ra, làm rõ thêm việc tổ chức thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan liên quan. Đồng thời cần xây dựng Kết luận của BTV Tỉnh ủy để tiếp tục thực hiện CTHĐ trên.

 

Đối với 3 dự thảo NQ, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu: Cơ quan soạn thảo văn bản, nhất là Ban cán sự Đảng UBND tỉnh cần xây dựng đề án về các lĩnh vực đề cập, trên cơ sở đó để hoàn thiện các NQ. Các NQ nên tập trung vào chính sách hỗ trợ cho trồng trọt, phát triển nuôi cá lồng bè nhưng phải xác định cho được nguồn lực, tính hiệu quả nhằm đảm bảo tính khả thi. Muốn vậy, các giải pháp đề ra cần rõ ràng, cụ thể, xác định rõ mục tiêu, đối tượng hỗ trợ. Riêng việc nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình cần có quy định riêng phục vụ phát triển vùng chuyển dân sông Đà để có cơ chế khuyến khích cho vùng lòng hồ.

 

Về vấn đề phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Cần phải tạo cú huých để phát triển cho vùng nông thôn nhưng không thể làn tràn lan; có ban hành chính sách nhưng phải phù hợp với quy định của tỉnh. Cùng với đó, cần có sự kết nối các nguồn lực chứ không nên chỉ trông chờ vào ngân sách của tỉnh…

 

Đặc biệt, đồng chí lưu ý, việc ban hành NQ phải có phân công, phân nhiệm rõ ràng để việc thực hiện đạt được hiệu quả thiết thực.

 

Tại cuộc họp, BTV Tỉnh ủy cũng tập trung nghiên cứu, thảo luận dự thảo Chỉ thị của BTV Tỉnh ủy về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa công sở; việc khen thưởng tổ chức Đảng và đảng viên theo định kỳ năm 2013.

 

                                                                          Hoàng Nga

 

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục