Đội ngũ công nhân lao động tỉnh ta tích cực thực hiện phong trào thi đua yêu nước, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Ảnh: Công nhân Công ty May mặc Midori (KCN Lương Sơn) thi đua lao động SX nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc. Ảnh: P.V
(HBĐT) - Ngày 11/6/1948, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra ác liệt, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi thi đua ái quốc. Người xác định “bổn phận của người dân Việt Nam bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh, bất kỳ làm việc gì đều cần phải thi đua nhau...”.
Người kêu gọi một cách ân cần, tha thiết: “Các cụ phụ lão thi đua đôn đốc con, cháu hăng hái tham gia mọi công việc, các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp việc người lớn. Đồng bào phú hào thi đua mở mang doanh nghiệp. Đồng bào công nông thi đua sản xuất. Đồng bào công nông thi đua sản xuất. Đồng bào trí thức và chuyên môn thi đua sáng tác và phát minh. Nhân viên Chính phủ thi đua tận tuỵ làm việc phụng sự nhân dân. Bộ đội và dân quân thi đua giết cho nhiều giặc, đoạt cho nhiều súng. (1).
Lời kêu gọi thi đua của Bác gửi đến mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi với tinh thần ai cũng thi đua, ai cũng tham gia kháng chiến và kiến quốc. Nội dung thi đua là vận động mọi người, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp nhân dân làm tốt hơn công việc hàng ngày. Công việc hàng ngày là nền tảng của thi đua. Theo Bác phát động thi đua là biết dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân để đem lại hạnh phúc cho dân. Bác dặn: “Thi đua phải có sự lãnh đạo đúng”, câu nói ngắn gọn, có tính khẳng định chứa đựng toàn bộ nội dung và phương thức hoạt động của thi đua. Để thi đua đạt kết quả, Bác căn dặn “Phải có kế hoạch tỉ mỉ từng đơn vị, từng gia đình, kế hoạch phải cụ thể, rõ ràng. Cần có sự lãnh đạo thống nhất giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể đặc biệt, cấp uỷ, đảng viên phải gương mẫu”. (2).
Với Bác đã nói thì phải làm, lý luận đi đôi với thực tiễn, không có kiểu “đánh trống, bỏ dùi”, “phát mà không động”. Chống hình thức, trống rong, cờ mở nhưng rồi không có phong trào thực sự. Một trong những bí quyết để giữ vững phong trào thi đua diễn ra liên tục và toàn diện theo Bác là phải “dựa vào quần chúng mà phát động phong trào. Phải làm cho quần chúng luôn tin tưởng phấn khởi”.
Mỗi lần phát động thi đua là phải có sơ kết, tổng kết, kịp thời biểu dương, nêu gương, khen thưởng. Bác viết “một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.
Từ năm 1959, Bác đã đích thân khởi động phong trào “người tốt, việc tốt”. Những gương đó sau này được các nhà xuất bản tuyển chọn in thành các tập “Vì nước, vì dân”, “việc nhỏ, nghĩa lớn” , “dũng cảm, đảm đang” có tác dụng rất lớn trong nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người quan tâm đặc biệt đến vấn đề thi đua ái quốc, coi thi đua là một bộ phận không thể thiếu được trong công việc quản lý Nhà nước.
Nhìn lại chặng đường cách mạng đã qua, phong trào thi đua ái quốc do Bác Hồ khởi xướng và trực tiếp lãnh đạo đã trở thành cao trào hành động cách mạng lôi cuốn cả dân tộc với khí thế ba sẵn sàng, ba đảm đang góp phần làm nên chiến thắng trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc của nhân dân ta. Trong suốt 24 năm trên cương vị nguyên thủ quốc gia, Bác Hồ vô vàn kính yêu của nhân dân ta đã thực sự quan tâm đến cuộc vận động thi đua ái quốc, từ những việc lớn đến việc nhỏ. Bác Hồ đã chỉ đạo một cách cụ thể thúc đẩy phong trào cách mạng không ngừng tiến lên. Và chính bản thân Người cũng đã hòa mình vào phong trào thi đua ái quốc.
Lời kêu gọi của Bác Hồ đã trên nửa thế kỷ nhưng trong thực tiễn cách mạng hiện nay, thi đua ái quốc lại càng mang tính thời sự đặc biệt. Khi đất nước đang phải đấu tranh với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì hơn lúc nào hết, 90 triệu đồng bào trong và ngoài nước ra sức thi đua yêu nước trên mọi lĩnh vực, đoàn kết xung quanh Đảng, Quốc hội, Chính phủ để sức mạnh chính nghĩa được phát huy, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc thân yêu.
Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Bác Hồ mãi là lời kêu gọi thiêng liêng đối với nhân dân ta hơn bao giờ hết trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Ghi chú:
1, 2. Báo Cứu quốc số 968 ngày 10/6/1948.
Văn Song (T.T.V)
(HBĐT) - Sáng 5/6, tại thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy), UBND tỉnh đã tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới 5/6. Tham dự có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành và đại diện các phòng TNMT các huyện Lương Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy.
(HBĐT) - Trước thông tin phản ánh trên mạng xã hội Facebook có hình ảnh lộn xộn thí sinh quay ngang dọc tại hội Hội đồng thi THPT Nam Lương Sơn, ngày 3/6 Sở GD&ĐT có báo cáo số 1046 gửi Thanh tra Bộ GD&ĐT về việc kết quả kiểm tra xác minh việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2014 tại Hội đồng coi thi THPT Nam Lương Sơn (huyện Lương Sơn) ngày 2/6/2014, làm rõ các nội dung dư luận quan tâm như sau:
(HBĐT) - Ngày 4/6, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã làm việc với lãnh đạo Sở KH&ĐT về tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2014. Cùng tham gia làm việc có lãnh đạo Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 4/6, đoàn công tác của T.Ư Hội CCB Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội CCB Việt Nam làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hội CCB tỉnh.
(HBĐT) - Thấm nhuần lời dạy của Bác “Đảng viên tốt thì chi bộ tốt, chi bộ tốt thì Đảng vững mạnh và lãnh đạo cách mạng thắng lợi”, những năm qua Đảng bộ huyện Đà Bắc đã không ngừng củng cố TCCS Đảng ngày càng vững mạnh, chất lượng đội ngũ đảng viên ngày càng được nâng cao.
(HBĐT) - "Việc thực hiện Pháp lệnh Dân chủ ở xã, thị trấn đã từng bước nâng cao, khơi dậy tinh thần đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở KDC. Phong trào “Đền ơn - đáp nghĩa”; quyên góp ủng hộ được nhân dân tích cực tham gia với tinh thần trách nhiệm cao. Quá trình thực hiện Pháp lệnh Dân chủ ở cơ sở đã tạo được sự đồng thuận trong chính quyền và nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH”. Đó là nhận định của đồng chí Bùi Văn Dậu, Phó Bí thư TT Huyện ủy Lương Sơn về kết quả việc thực hiện QCDC theo Pháp lệnh số 34 trong thời gian qua.