Chi bộ cơ quan xã Đông Phong (Cao Phong) thường xuyên trao đổi, nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác của cán bộ, đảng viên trong chi bộ.
(HBĐT) - Thực hiện Hướng dẫn số 10, ngày 10/10/2007 của Ban Tổ chức T.Ư về việc thành lập chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn (gọi tắt là chi bộ cơ quan xã) qua thực tế triển khai trên địa bàn tỉnh đã có những bài học kinh nghiệm thực tiễn được rút ra. Tuy vậy, sau 5 năm triển khai vẫn còn nhiều vấn đề phải nhìn lại...
Mô hình phù hợp với thực tiễn...
Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh có 210 xã, phường, thị trấn tương ứng 210 Đảng bộ cơ sở với 2.953 chi bộ trực thuộc Đảng ủy xã, phường, thị trấn. Tính đến thời điểm 31/12/2013, 100% xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh đã thành lập chi bộ cơ quan. Đáng chú ý, trong đó có 15 chi bộ cơ quan, xã được thành lập trong giai đoạn 1981 - 2006, trước khi có Hướng dẫn số 10 trong một khoảng thời gian khá dài. Tổng số đảng viên của 210 chi bộ cơ quan xã tính đến thời điểm tháng 4/2014 là 4.699 đồng chí. Ngay sau khi thành lập, các chi bộ cơ quan xã đã ổn định về mặt tổ chức. Kịp thời xây dựng quy chế làm việc, chương trình công tác, kế hoạch kiểm tra, giám sát đối với CBĐV trong chi bộ; các chế độ sinh hoạt chi bộ định kỳ đã được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.
Điều đó đã được thể hiện rõ tại các chi bộ cơ quan xã, phường trên địa bàn TPHB. Đồng chí Bùi Văn Quyền, Phó trưởng BTC Thành ủy Hòa Bình cho biết: So với các địa phương khác trong tỉnh, thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi và hoạt động các cơ quan xã, phường có những đặc thù, thuận lợi nhất định. Do vậy, việc thành lập chi bộ cơ quan xã, phường đã được thành phố chủ động, đi trước một bước. Trong giai đoạn từ 1981 - 2006, TPHB đã thành lập chi bộ cơ quan ở 14/14 xã, phường. Đến năm 2009, khi xã Trung Minh được chuyển từ Kỳ Sơn về thành phố cũng đã được thành lập chi bộ cơ quan.
Đến năm 2009, 15/15 xã, phường của thành phố đã được thành lập chi bộ cơ quan. Đến 31/5/2014 chi bộ cơ quan phường, xã có 317 đảng viên. Đồng chí Bùi Văn Quyền cho biết thêm: Ngay từ khi thành lập, các chi bộ phát huy tốt vai trò hạt nhân chính trị trong lãnh đạo CBĐV thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan; thực hiện nghiêm các nguyên tắc xây dựng Đảng, QCDC đã được phát huy việc quản lý, theo dõi, phân công nhiệm vụ cho đảng viên được triển khai thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ hơn; công tác kiểm tra, giám sát CBĐV ở chi bộ được chú trọng. Từ đó, đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tích cực, chủ động; đấu tranh phê bình và tự phê bình của CBĐV được nâng lên và được thực hiện thường xuyên. Việc nhận xét, đánh giá chất lượng đảng viên là CB -CC phường, xã hàng năm chính xác hơn...
Cùng chung quan điểm đó, đồng chí Phạm Đức Anh, Phó trưởng Ban thường trực BTC Huyện ủy Đà Bắc cho rằng: Thành lập chi bộ cơ quan xã đã tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc quản lý, thực hiện nhiệm vụ của cơ quan cấp xã. Thông qua chi bộ cơ quan, việc đánh giá, xem xét, phân công trách nhiệm của CBĐV sát, đúng với thực chất, khả năng và năng lực. Sau 5 năm thành lập, đến nay, 20 chi bộ cơ quan ở 20 xã, thị trấn của Đà Bắc đã phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ theo Điều lệ Đảng; động viên CBĐV nâng cao ý thức trách nhiệm, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ được giao, kịp thời nắm bắt, giải quyết những vấn đề bức xúc, nảy sinh từ cơ sở.
Từ thực tiễn kết quả sau 5 năm thành lập và hoạt động của chi bộ cơ quan xã trên địa bàn tỉnh. Qua tìm hiểu thực tế, đa số các địa phương đều có chung một nhận định đây là một mô hình tốt, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn hoạt động của đảng viên là công chức phường, xã, thị trấn. Do vậy, đề nghị tiếp tục được duy trì hoạt động như hiện nay.
Những vấn đề cần phải nhìn lại
Về cơ sở thực tiễn, hiệu quả của mô hình chi bộ cơ quan xã đã được ghi nhận, đánh giá cao. Tuy vậy, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng để tiếp tục duy trì thực hiện mô hình này trong giai đoạn hiện nay thì cần phải nhìn nhận, đánh giá toàn diện, xem xét cụ thể một số vấn đề như làm thế nào để mô hình chi bộ cơ quan xã hoạt động hiệu quả hơn nên tổ chức mô hình chi bộ cơ quan xã như thế nào cho phù hợp; cần quy định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ chi bộ cơ quan xã; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ...
Theo đồng chí Bùi Văn Quyền, Phó trưởng BTC Thành ủy Hòa Bình: Mặc dù TPHB cũng đã có một quá trình thực hiện mô hình chi bộ cơ quan trước khi có Hướng dẫn số 10 của BTC T.Ư. Qua đánh giá, hầu hết các chi bộ cơ quan đã phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng, đã thể hiện vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo CB -CC thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại một số bất cập như trong sinh hoạt chi bộ, nội dung sinh hoạt chưa thực sự đổi mới có khi còn trùng lặp với nội dung sinh hoạt của Đảng ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Hơn nữa, hiện nay thành phố vẫn còn hơn số chi bộ cơ quan phường, xã có Bí thư chi bộ là Đảng ủy viên. Do vậy, đã có những khó khăn nhất định trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của chi bộ.
Chung quan điểm trên, đồng chí Phạm Đức Anh, Phó trưởng Ban thường trực BTC Huyện ủy Đà Bắc đã chỉ rõ: Hiện nay, toàn huyện mới có 9/20 đồng chí Bí thư chi bộ cơ quan xã, thị trấn trong BTV Đảng ủy, còn lại là Đảng ủy viên, do vậy có nhiều khó khăn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ. Từ đó, đã tạo ra tâm lý nể nang, e dè trong lãnh đạo, phân công nhiệm vụ của chi bộ. Bên cạnh đó, việc phân định nhiệm vụ chính trị của chi bộ cơ quan xã chưa được rõ nét đã gây khó khăn cho Ban chi ủy và Bí thư chi bộ trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ. Từ đó, dẫn đến tình trạng lẫn lộn giữa nhiệm vụ chính trị của chi bộ và nhiệm vụ chính trị của cấp ủy cơ sở. Chính sự lúng túng này đã tạo ra sự trùng lặp giữa hoạt động của chi bộ với chức năng, nhiệm vụ của Đảng ủy cơ sở. Cùng với đó, trong quá trình thực hiện nhiều địa phương do chưa nghiên cứu kỹ và thực hiện đúng tinh thần Hướng dẫn số 10 và tình hình thực tế tổ chức Đảng ở địa phương nên đưa tất cả CB -CC, kể cả cán bộ không chuyên trách về sinh hoạt ở chi bộ cơ quan, trong khi đó ở chi bộ thôn, xóm phần đông là đảng viên già yếu, có thôn số lượng đảng viên ít, làm giảm đi sức trẻ và năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ thôn, xóm...
Theo đánh giá của BTC TU tại Báo cáo số 114-BC-BTCTU về Thực trạng tình hình tổ chức, hoạt động của chi bộ cơ quan, xã, phường, thị trấn đã chỉ rõ: Từ thực tế hoạt động, chi bộ cơ quan xã đã tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm của đảng viên là CB -CC cơ sở; việc kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của CBĐV sát thực, khách quan, đúng thực chất; đã tích cực góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, nâng cao chất lượng đội ngũ CBĐV, công chức cơ sở. Tuy vậy, để mô hình này tiếp tục phát huy hiệu quả thì trước hết các chi bộ cần tiếp tục thực hiện tốt NQT.Ư4 (khóa XI) về xây dựng Đảng. Đồng thời phải đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Đặc biệt, cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của chi bộ cơ quan xã. Để từ đó cấp ủy cơ sở sẽ tập trung lãnh đạo chi bộ thực hiện tốt nhiệm vụ với các hoạt động rõ nét hơn.
(HBĐT) - Trong 9 tháng qua, toàn tỉnh đã kết nạp được trên 1.500 đảng viên mới. Trong đó, ĐV- TN các cấp đã giới thiệu được 3.229 đoàn viên để tổ chức Đảng bồi dưỡng, kết nạp, đạt 81% so với chỉ tiêu được giao và đã có 813 đoàn viên vinh dự được kết nạp vào Đảng.
(HBĐT) - 9 tháng qua, thực hiện công tác phát triển Đảng, các tổ chức cơ sở Đảng huyện Cao Phong đã kết nạp được 149 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ lên 3.197 đồng chí. Trong số đảng viên mới kết nạp có 113 đồng chí là ĐV -TN ưu tú. Bên cạnh đó, BTV Huyện uỷ đã xem xét, quyết định chuyển Đảng chính thức cho 127 đảng viên dự bị; tặng Huy hiệu 30, 40, 55 tuổi Đảng cho 63 đảng viên đủ tiêu chuẩn.
(HBĐT) - Ngày 2/10, Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 32, ngày 20/5/2003 của BTV Tỉnh ủy về Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác đền bù GPMB để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham gia có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội...
(HBĐT) - Thời gian qua, việc thực hiện QCDC ở huyện Kim Bôi luôn được gắn với công tác xây dựng, củng cố hệ thống chính trị TS -VM và phát triển KT -XH, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo sự đoàn kết thống nhất trong thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
(HBĐT) - Ngày 1/10, tại hội trường UBND & HĐND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XIII gồm các đồng chí: Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH; Bạch Thị Hương Thủy, Phó trưởng phòng tổ chức cán bộ VKSND tỉnh; Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư năng lượng, xây dựng và thương mại Hoàng Sơn đã tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 8, QH khóa XIII tại tỉnh ta. Dự buổi tiếp xúc có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, MTTQ, các sở, ban, ngành, doanh nghiệp của tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 1/10, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Diễn tập khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh đã tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm 4 năm thực hiện Đề án của UBND tỉnh về “Diễn tập KVPT kết hợp phát triển KT-XH gắn với quy hoạch bố trí quốc phòng giai đoạn 2011 - 2015” (Đề án 711). Dự hội nghị có các đồng chí là thành viên BCĐ đề án. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ đề án chủ trì hội nghị.