Đại biểu QH Nguyễn Tiến Sinh phát biểu tại hội trường.
(HBĐT) - Sáng 17/11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường đánh giá về báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phát biểu đánh giá vào báo cáo đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình bày tỏ rất đồng tình với cách làm của Quốc hội lần này.
Tại kỳ họp này, đại biểu Quốc hội được trao đổi về nội dung Báo cáo của Chính phủ về việc giải quyết chất vấn tại kỳ họp trước. Về góp ý vào báo cáo tôi xin đề cập tới lĩnh vực nội vụ, trong đó phần 3 nói về kết quả thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số. Cũng tại kỳ họp này, Hội đồng Dân tộc cũng có gửi đến các vị đại biểu Quốc hội Báo cáo giám sát về kết quả thực hiện chính sách đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số trong thời gian vừa qua. Đánh giá kết quả đạt được, báo cáo cũng đã nêu khá phù hợp với Báo cáo của Chính phủ đã trình bày tại kỳ họp này. Chính phủ đã xây dựng được đề án phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, quan tâm, thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số, ưu tiên tuyển dụng và phân công công tác phù hợp với cán bộ là người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trong Báo cáo giám sát, qua kết quả hoạt động của Hội đồng Dân tộc, chúng tôi tham gia cũng đã đề cập tới nhiều vấn đề đáng quan tâm về cán bộ là người dân tộc thiểu số. Trong đó có một số vấn đề chúng tôi chuyển tới Quốc hội và tới Chính phủ cụ thể là:
Một là, tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số còn chiếm tỷ lệ khá thấp so với tỷ lệ người dân tộc thiểu số ở ngay trong cùng một địa bàn. Trước đây, cán bộ người dân tộc thiểu số so với dân tộc thiểu số ở bản địa chiếm tỷ lệ khá. Nhưng thời gian gần đây, do nhiều nguyên nhân, trong đó có chính sách của chúng ta tác động tới, nên cán bộ người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ ngày càng thấp. Cá biệt, có những địa phương chúng tôi đến, chính sách cán bộ dân tộc thiểu số chưa tới các địa phương.
Hai là, cơ cấu cán bộ dân tộc thiểu số công tác ở các lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý tài chính, kinh tế, kế hoạch đầu tư, những lĩnh vực, những ngành có vai trò quyết định là rất hạn chế. Chủ yếu công tác ở các cơ quan Đảng, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc.
Ba là, càng lên cấp cao cán bộ dân tộc thiểu số càng ít. Ở địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số như cấp xã còn có cán bộ dân tộc thiểu số. Nhưng lên đến cấp huyện, cấp tỉnh thì tỷ lệ này ngày càng thấp. Ở tỉnh Hòa Bình dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ khá, 80-90%, nhưng qua kết quả giám sát thì tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số chỉ chiếm trên 40%, tỷ lệ này ngày càng giảm, cơ cấu chủ yếu là giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, cán bộ công tác Đảng và đoàn thể, còn các ngành quan trọng thì hầu như cán bộ dân tộc thiểu số rất ít.
Bốn là cơ cấu ngạch cán bộ công chức là người dân tộc thiểu số hoặc cán bộ dân tộc thiểu số có hàm học vị tiến sĩ, sau đại học chiếm tỷ lệ rất thấp, nên công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm đối với cán bộ dân tộc thiểu số rất khó khăn. Nguyên nhân được xác định nhiều, qua thực tế chúng tôi cho là có 3 nhóm nguyên nhân:
Thứ nhất là hệ thống chính sách, pháp luật của chúng ta đối với cán bộ dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập, tính khả thi không cao. Ví dụ như Luật cán bộ, công chức không có các quy định về quy hoạch cán bộ. Trong khi đó quy hoạch được coi là khâu quan trọng và quyết định để thực hiện chính sách cán bộ. Không có quy hoạch thì không có đào tạo, bồi dưỡng, không có luân chuyển, không có bổ nhiệm, không có điều động. Nhưng Luật cán bộ, công chức và chính sách, pháp luật về cán bộ, công chức của chúng ta chưa đề cập nội dung này. Cho nên việc đưa cán bộ dân tộc thiểu số vào quy hoạch để luân chuyển, để đào tạo, bồi dưỡng, để trở thành cán bộ cốt cán khá khó khăn.
Thứ hai, việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về cán bộ dân tộc thiểu số, nhiều nơi làm chưa tốt, chưa có sự quan tâm, lãnh đạo của cấp ủy Đảng, thiếu cụ thể các quy định của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ dân tộc thiểu số.
Thứ ba, bản thân cán bộ dân tộc thiểu số nhiều trường hợp cũng chưa có cố gắng, còn ảnh hưởng nặng nề về phong tục tập quán. Một số ít còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách, chưa nỗ lực để khắc phục khó khăn vươn lên trong học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và phương pháp công tác.
Từ thực trạng trên, chúng tôi xin chuyển tới Chính phủ 2 kiến nghị:
Một, cần khẩn trương rà soát, đánh giá các quy định của pháp luật về cán bộ dân tộc thiểu số. Cụ thể, nghiên cứu bổ sung quy định công tác quy hoạch và công tác cán bộ, công chức. Chính sách cử tuyển đối với học sinh, sinh viên, người dân tộc thiểu số, đặc biệt là bố trí công tác cho sinh viên cử tuyển sau khi tốt nghiệp ra trường. Chính sách ưu tiên tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số, là người địa phương, chính sách bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nâng ngạch bậc đối với cán bộ là dân tộc thiểu số công tác ở các địa phương. Chế độ, chính sách cho các cán bộ, công chức, viên chức công tác ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.
Hai, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số. Sớm khắc phục những tồn tại, yếu kém và kiên quyết xử lý các hành vi, các vi phạm, tiêu cực trong công tác cán bộ trong thực hiện chính sách, pháp luật, đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số.
Vấn đề thứ hai đã được nhiều đại biểu Quốc hội phát biểu trước tôi quan tâm, đó là việc ban hành cơ chế, chính sách về đảm bảo đời sống cho người dân tái định cư, hậu thủy điện. Sau kết quả trả lời chất vấn tại các kỳ họp trước thì Chính phủ, đặc biệt Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc rất quan tâm, các bộ, ngành cũng rất quan tâm. Tuy nhiên, cho tới nay chúng tôi cho các chính sách cụ thể để người dân được hưởng, để sớm thoát khỏi tình trạng đói nghèo hiện nay thì vẫn còn rất chậm. Cử tri tỉnh Hòa Bình cũng chuyển tới Quốc hội, tới Chính phủ cần tiếp tục quan tâm, thực hiện quyết liệt hơn.
Bích Ngọc
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh (TH)
(HBĐT) - Sáng ngày 16/11, tại Cung Văn hóa tỉnh, T.Ư Hội LHPN Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2014 và phát động cuộc thi viết "Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam". Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa, UVT.Ư Đảng, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam chủ trì buổi lễ. Dự buổi lễ có các đồng chí: Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) Việt Nam; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành và 500 cán bộ, nhân dân, HS-SV trong tỉnh.
Ngày 15-11, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (QH) Nguyễn Hạnh Phúc trình bày báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận tại đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội tổ chức bầu Ban Kiểm phiếu lấy phiếu và tổ chức bỏ phiếu. Chiều 15-11, QH công bố kết quả tỷ lệ tín nhiệm của đại biểu đối với 50 chức danh được QH bầu, phê chuẩn.
(HBĐT) - Ngày 15/11, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa, UVT.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam dẫn đầu đoàn công tác của Đảng đoàn Hội LHPN Việt Nam tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 24/7/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước và một số chủ trương, chính sách của tỉnh ta đối với công tác cán bộ nữ. Tiếp và làm việc với đoàn công tác có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện Ban tổ chức Trung ương; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Mai Châu.
(HBĐT) – Động chí Bạch Văn Nội, Chủ tịch UB MTTQ xã Trung Sơn (Lương Sơn) cho biết: Những năm gần đây, thực hiện chủ trương thu hút đầu tư của huyện, trên địa bàn xã Trung Sơn có nhiều dự án triển khai như dự án nhà máy xi măng và các nhà máy sản xuất TTCN cùng với tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua là động lực quan trọng thúc đẩy KT -XH của xã phát triển. Tuy nhiên, kéo theo đó, tình hình ANCT - TTATXH cũng có những diễn biến phức tạp đòi hỏi cấp ủy Đảng, chính quyền phải thực sự sát sao để kịp thời nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đồng thời giải quyết dứt điểm những mâu mắc phát sinh tại địa bàn dân cư.
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Huyện ủy Mai Châu, sau gần 4 năm thực hiện NQĐH Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Mai Châu đã có bước chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực. Huyện đã đạt và vượt 7/15 chỉ tiêu NQĐH đề ra. Tuy nhiên vẫn còn 8 chỉ tiêu chưa đạt, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Để phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu NQ, Huyện ủy, BTV Huyện ủy Mai Châu đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành, đoàn thể trong huyện cùng dồn sức thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp đề ra đến cuối nhiệm kỳ.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 13 và 14/11, tại Cung Văn hóa tỉnh đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Hòa Bình lần thứ II, năm 2014. Dự Đại hội có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, UV Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng BCĐ Tây Bắc; Bùi Thị Thanh, Phó Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam; Phan Văn Hùng, Thứ trưởng - Phó Chủ nhiệm UB Dân tộc; đại diện một số tỉnh bạn. Tỉnh ta có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy; các đồng chí lãnh đạo tỉnh, nguyên là lãnh đạo tỉnh… Đặc biệt có 250 đại biểu đại diện cho hơn 56 vạn đồng bào dân tộc của tỉnh.