(HBĐT) - Đồng chí Lương Thanh Hải (ảnh), sinh năm 1975 là thạc sỹ chuyên ngành chăn nuôi, Bí thư chi bộ Chi cục Thú y thuộc Đảng bộ Sở NN& PTNT. Liên tục từ năm 2010 - 2014, chi bộ đạt TS-VM tiêu biểu và được BTV Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh tặng giấy khen. Bản thân đồng chí được đề nghị tuyên dương Bí thư chi bộ tiêu biểu.

 

Với vai trò Bí thư chi bộ, đồng chí đã tham mưu giúp Giám đốc Sở quản lý Nhà nước có hiệu quả về công tác chăn nuôi - thú y, hoạt động phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và vệ sinh thú y góp phần bảo vệ, phát triển sản xuất, chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, môi trường sinh thái. Đồng chí trực tiếp chỉ đạo xây dựng một số đề án, dự án và chương trình quốc gia trên địa bàn tỉnh như tiêm phòng bệnh dại, bệnh LMLM cho gia súc, ứng dụng các loại vắcxin mới tiêm cho gia súc, gia cầm, tham gia triển khai đề án “Thành lập ngân hàng gen đông lạnh cho các giống lợn nội của Việt Nam  và phát triển hệ thống chăn nuôi bền vững để bảo vệ đa dạng sinh học”, đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi, nhà công vụ cho các chốt kiểm dịch động vật, triển khai mô hình gà thả đồi tại huyện Lạc Thủy...

 

Đặc biệt, các giải pháp kỹ thuật chống dịch đồng chí đưa ra sát và phù hợp với thực tế được các cấp, ngành đánh giá cao. Cụ thể, hàng năm triển khai kế  hoạch tiêm phòng từng vụ, từng đợt cho gia súc, gia cầm và phân công cán bộ các trạm với chỉ tiêu số lượng cụ thể. Chủ động tham mưu cho Sở NN& PTNT, UBND tỉnh về chủ trương, biện pháp chỉ đạo thực hiện kế hoạch đề ra, thường xuyên có mối liên hệ và phối hợp với các cấp, ngành liên quan tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động phòng - chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, định kỳ kiểm tra, giám sát, đôn đốc cán bộ trạm và cơ sở về các kế hoạch, biện pháp. Đồng chí còn tích cực phối hợp với trường đại học nông - lâm Thái Nguyên thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất kháng nguyên tái tổ hợp phục vụ chế tạo cán bộ Kít phát hiện ký sinh trùng Trypanosoma spp gây bệnh trên gia súc Việt Nam”; phối hợp với Viện Chăn nuôi tham gia nghiên cứu đề tài “Nhiệm vụ khai thác, phát triển nguồn gen lợn đặc sản Mán, Mường Khương, Sóc”.

 

Trong quá trình công tác, đồng chí luôn có những đề tài nghiên cứu khoa học để áp dụng có hiệu quả các mô hình phát triển chăn nuôi; chỉ đạo trạm thú y các huyện, thành phố triển khai có hiệu quả công tác phòng - chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, đồng chí chủ trì xây dựng các quy chế làm việc theo quy định như quy chế điều hành hoạt động của đơn vị; quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mạng lưới thú y cơ sở; quy chế bình xét thi đua - khen thưởng; quy định về quản lý và sử dụng vắcxin... giúp quản lý, điều hành đơn vị hoạt động đi vào nề nếp, hiệu quả.

 

 

 

 

                                                                        Bùi Minh

 

 

 

 

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục