Hội Công nhân lao động (thuộc Hội Người Việt Nam tại Pháp) năm nào Hội cũng tổ chức sinh nhật Bác 19-5. Đối với bà con trong Hội, tổ chức sinh nhật Bác xuất phát từ tấm lòng kính yêu vô hạn và biết ơn công lao trời biển Bác dành cho nhân dân Việt Nam và những người con đất Việt sống xa Tổ quốc.

 

Năm nay, Hội Công nhân lao động long trọng tổ chức kỷ niệm sinh nhật Bác lần thứ 125 vào ngày 17-5, tại trụ sở của Hội người Việt Nam tại Pháp, tiền thân là "Nhóm người An Nam yêu nước" do Nguyễn Ái Quốc và một số người cùng chí hướng thành lập năm 1919, trong bầu không khí ấm cúng, cảm động, có sự tham dự của Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn.

Bà Vân A, Tổng Thư ký Hội Công nhân, xúc động cho biết: "Mỗi độ tháng Năm về, đồng bào trong nước cũng như nước ngoài, luôn luôn nhớ tới Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hội Công nhân hôm nay tổ chức sinh nhật lần thứ 125 của Bác. Năm nay cũng là kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước như Bác hằng mong ước lúc sinh thời. Công lao của Người như trời biển, không thể kể hết, Người đã hy sinh cả cuộc đời vì độc lập tự do, vì dân, vì nước, mong cho nhân dân có cơm no, áo ấm, ai cũng được học hành. Thời gian sống ở Pháp, Bác đã tiếp xúc mọi tầng lớp, nhân sĩ, trí thức, công nhân người Việt… Bác nhắc nhở và khuyên mọi người cùng nhau đoàn kết, hướng về đất nước. Vâng lời Bác, các cháu cố gắng gìn giữ, duy trì truyền thống của Hội Công nhân trong 80 năm hoạt động, luôn hướng về đất nước, đoàn kết cộng đồng, học tập noi gương của Bác, không bao giờ quên công lao của Người, của các thế hệ ông, cha gây dựng".

Được biết, mỗi năm, Hội thường tổ chức nhiều hoạt động từ thiện hướng về quê hương, trong đó tổ chức bữa cơm từ thiện ủng hộ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh...

Bà Lê Thị Mạnh, 90 tuổi, dù tuổi đã cao nhưng nom bà vẫn hồng hào khỏe mạnh, say sưa hát bài ca vọng cổ Miền nam nhớ Bác. Bà Mạnh xúc động cho biết: "Tôi chưa được gặp bác, nhưng chồng tôi có vinh dự được gặp Bác năm 1946. Chúng tôi luôn nhớ về Bác như người cha của mình. Năm nào tôi cũng dự sinh nhật Người".

Ông Bùi Thanh Tùng, cho biết: "Tôi vô cùng xúc động mỗi khi nhớ về Bác Hồ, Người đã từng có thời gian sống và hoạt động tại Pháp từ năm 1911 để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân nô lệ. Bác Hồ đã truyền lại lòng yêu nước cho các cô, các bác thế hệ sau rồi đến chúng tôi và bây giờ là thế hệ con cháu. Tôi không được gặp Bác Hồ nhưng được nghe các bác trong Hội được gặp Bác năm 1946 kể lại về tình cảm đặc biệt của Bác dành cho bà con Việt kiều. Năm đó, Bác đã có buổi nói chuyện với bà con Việt kiều, thông báo tình hình trong nước, căn dặn bà con luôn đoàn kết, hướng về Tổ quốc".

Bà Thiên Kim, từng sống tại phố Hàng Bông, Hà Nội, hồi tưởng: "Ngay từ nhỏ chúng tôi đã rất yêu quý Bác Hồ. Tôi còn nhớ hồi còn nhỏ, nhà ở phố Hàng Bông, lũ trẻ chúng tôi luôn hát bài Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng. Hồi đó, tôi từng được gặp Bác ở Nhà Hát Lớn trong một lần được đi đón Bác".

Bà Ngân Hà, sáng lập nhóm Hợp ca Quê hương, cho biết: "Tôi được sinh ra trong gia đình gắn bó với phong trào Việt kiều yêu nước, kính yêu bác Hồ. Từ truyền thống gia đình, tôi thấy mình cần phải làm việc gì đó để hướng về quê hương, đất nước. Tôi thường xuyên tham gia giúp các bác trong Hội về phần văn nghệ trong các ngày lễ trọng đại như Quốc khách 2-9, sinh nhật Bác 19-5".

Hợp ca Quê hương quy tụ tất cả mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể tham gia. Điều quan trọng là sinh hoạt động đồng, giao lưu cùng hướng về đất nước. Hợp ca Quê hương luôn chọn các bài hát về Bác, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước như: Tiếng hát giữa rừng Pác Bó, Mùa xuân trên TP Hồ Chí Minh, Bài ca Thống nhất, Tiếng hát Thành phố mang tên Người, Du kích Sông Thao, Người Hà Nội…

Bà Như Mai, một Việt kiều luôn gắn bó và sát cánh ủng hộ hành trình đi tìm công lý của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, cho biết: "Bác Hồ là một huyền thoại. Bác đi vào sâu thẳm trong mỗi trái tim con người Việt Nam dù cho họ ở bất kỳ đâu trên thế giới này. Không chỉ với các tác giả người Việt Nam, nhiều tác giả từ các nước Mỹ, Nga Pháp… đã viết sách về Bác. Bác Hồ là hiện thân của những giá trị nhân đạo, nhân văn của nhân loại, những khát vọng cao quý của con người".

Buổi lễ khép lại với chương trình văn nghệ "cây nhà lá vườn" của bà con Việt kiều, thể hiện tình cảm yêu kính, lòng biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu.

 

 

                                                                              Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục