Các đại biểu tham dự hội nghị phát biểu ý kiến đóng góp vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
(HBĐT) - Ngày 21/8, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai lấy ý kiến đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Tham dự hội nghị có đại diện các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các đồng chí trong Hội đồng tư vấn MTTQ tỉnh.
Hội nghị đã thông qua kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Theo đó, hệ thống MTTQ và các tổ chức thành viên lấy ý kiến nhân dân bằng các hình thức thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân đóng góp vào sự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), tổng hợp đầy đủ, chính xác các ý kiến góp ý của nhân dân để kịp thời phản ánh đến Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; UBND tỉnh tổng hợp.
Nội dung lấy ý kiến tập trung vào các vấn đề trọng tâm: trách nhiệm hình sự của pháp nhân và loại tội pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự; về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên và các biện pháp thay thế xử lý hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội; việc bỏ hình phạt tử hình ở một số tội, quy định không áp dựng hình phạt tử hình; về chuyển đổi hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ thành hình phạt tù có thời hạn; về hình phạt trục xuất; về việc thay thế tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng bằng những tội danh cụ thể trong lĩnh vực kinh tế; việc bổ sung trường hợp xử lý đối với người trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng…
Tại hội nghị, đã có 7 nhóm ý kiến của các đại biểu góp ý về Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Trong đó, các đại biểu chủ yếu đồng tình với dự thảo tuy nhiên cũng đã có nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung thêm về quy định phạm vi tội phạm vị thành niên; về bỏ một số tội không chịu hình phạt tử hình; về hình phạt trục xuất…
Sau hội nghị triển khai, các tổ chức thành viên thuộc hệ thống mặt trận tiếp tục triển khai lấy ý kiến của các hội viên, đoàn viên, thành viên đóng góp ý kiến vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Việc lấy ý kiến sẽ kết thúc vào ngày 14/9/2015.
P.V
(HBĐT) - Ngày 20/8, Tiểu Ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã tổ chức họp cho ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng bộ tỉnh và một số bài phát biểu tại Đại hội. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng tiểu ban chủ trì cuộc họp.
(HBĐT) - Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông là một nội dung quan trọng của CCHC. Cơ chế này đã được duy trì tại 16/20 sở, ngành và 11/11 đơn vị cấp huyện, 210/210 đơn vị cấp xã. Trong đó số thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa là 241, thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông là 19.
(HBĐT) - Những ngày tháng Tám, khắp các KDC trên địa bàn TPHB đều tưng bừng, rực rỡ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu cùng khí thế sôi nổi của các cấp, ngành, cơ quan, DN, LLVT và nhân dân hưởng ứng phong trào thi đua chào mừng 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
(HBĐT) - Là xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện trên 50 km. Vượt qua nhiều khó khăn, những năm qua, Đảng bộ và nhân dân xã Tân Dân luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, đạt được những kết quả toàn diện trên lĩnh vực kinh tế.
(HBĐT) - Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện năm 2015 ước đạt 19 triệu đồng (tăng hơn 11 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ) nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao với 29%. Do đó, mục tiêu của Đà Bắc trong nhiệm kỳ tới là tập trung phát triển kinh tế, đưa huyện sớm thoát nghèo. Nhân dịp Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đà Bắc lần thứ XXIV, PV Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Đinh Công Báo, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện về vấn đề này.
(HBĐT) - Những năm gần đây, đời sống người dân huyện Đà Bắc đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn, dân trí chưa đồng đều. Trước tình hình đó, Ban Dân vận Huyện ủy đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp đề ra kế hoạch dân vận hợp lý hoặc lồng ghép công tác dân vận với các hoạt động do Đảng ủy, chính quyền các cấp tổ chức nhằm tạo thành chuỗi hoạt động hiệu quả. Mục tiêu bao quát là bảo đảm yêu cầu về ổn định chính trị, đảm bảo ANTT, chăm lo phát triển sản xuất, nâng cao mức sống vật chất, tinh thần cho người dân.