Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ, NSưT Bùi Chí Thanh không ngừng tìm tòi và nghiên cứu, từ đó cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu văn hóa dân gian có giá trị.                             

ảnh: P.V

Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ, NSưT Bùi Chí Thanh không ngừng tìm tòi và nghiên cứu, từ đó cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu văn hóa dân gian có giá trị. ảnh: P.V

(HBĐT) - Nghệ sĩ ưu tú (NSưT) Bùi Chí Thanh sinh năm 1933, tại một làng quê vùng chiêm trũng thuộc huyện Gia Viễn (Ninh Bình). Sớm đi theo con đường cách mạng, năm 1952, ông được điều lên chiến khu Việt Bắc phục vụ Trung ương Đảng. Sau đó, tiếp tục tham gia phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ rồi trở về công tác tại Đoàn văn công Khu tự trị Thái Mèo (sau đổi thành Khu tự trị Tây Bắc). Đến năm 1958, ông được theo học lớp bổ túc về nghệ thuật múa đầu tiên ở nước ta. Từ đó đến nay, ông chuyên tâm hoạt động văn hóa - nghệ thuật và có nhiều cống hiến quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa dân gian.

 

Trong những năm hoạt động cách mạng và tạo được những dấu ấn đầu tiên trên con đường lao động nghệ thuật chuyên nghiệp, NSưT Bùi Chí Thanh đã may mắn được gặp Bác Hồ 6 lần, trong đó, 3 lần được nghe Bác nói chuyện về văn hóa  văn nghệ. “Đối với tôi, mỗi lần gặp Bác đều có sức lay động lớn lao” - NSưT Bùi Chí Thanh tâm sự - “Qua những câu chuyện về Bác, tôi càng cảm phục và học được ở Bác nhiều điều. Lòng yêu kính Bác càng nhân lên gấp bội. Không phải qua sách báo hay câu chuyện nghe từ người khác mà qua trực quan sinh động của bản thân nên càng trở nên sâu sắc hơn, thấm thía hơn. Đó là những ấn tượng đã khắc sâu trong tâm trí, không bao giờ tôi quên…”.

 

NSưT Bùi Chí Thanh xúc động kể: Mong muốn được gặp Bác Hồ đã nung nấu trong tôi bắt đầu từ những năm tháng tham gia đại đội thanh niên xung phong do đồng chí Vũ Kỳ - thư ký của Bác - làm đại đội trưởng. Lúc bấy giờ, đồng chí Vũ Kỳ đã nhiều lần kể cho chúng tôi nghe câu chuyện Bác Hồ viết báo để khuyến khích anh em: “Chúng ta còn nhiều khó khăn chưa có điều kiện học tập. Hãy cùng nhau học tập theo cách học tập của Bác Hồ, tức là vừa học, vừa viết, vừa làm, vừa học, tự học và không ngừng tự học”. Đó là điều đầu tiên tôi xác định cần học tập và làm theo tấm gương của Bác Hồ kính yêu.

 

“Làm văn nghệ theo gương Bác” - đây tiếp tục là một bài học sâu sắc mà tôi nhận được từ Bác kính yêu. Trong những năm tháng đầu tiên đứng trong hàng ngũ những người làm văn nghệ toàn quốc, tôi đã vinh dự được gặp Bác. Vào một buổi sáng giữa mùa hè năm 1959, chúng tôi cùng với thầy trò trường Vũ đạo Việt Nam đang học tập chính trị tại nhà tập múa của Đoàn ca múa Trung ương (Cầu Giấy, Hà Nội). Lớp học không có một chiếc bàn, ghế nào cả, mọi người đều ngồi bệt hoặc bó gối xích sát vào nhau trong không khí oi bức. Chợt có tiếng reo: “Bác Hồ, Bác Hồ đến”. Tôi giật mình ngoảnh nhìn ra cửa đã thấy Bác đứng trước mặt, chỉ cách chỗ tôi ngồi hơn 1 mét. Bác hỏi: “Ai là thầy giáo, giảng bài tiếp đi”… Hôm đó, tôi vô cùng cảm phục Bác bởi cách nói chuyện giản dị, gần gũi mà có sức lay động đặc biệt. Bác bảo: “Phải nói sao cho người nghe dễ hiểu, dễ nhớ, như vậy họ mới làm theo được. Tiếng ta có thì nói tiếng ta. Đừng tham nói tiếng nước ngoài, chỉ những tiếng chưa dịch ra tiếng nước ta được mới phải dùng tiếng nước ngoài. Tại sao cứ nói “sút ban”, “vô lê ban”, “manh” mà không nói “đá bóng”, “đấm bóng”, “bóng chạm tay”, trường múa lại đặt tên là trường “Vũ đạo” mà không gọi là trường “Múa Việt Nam”… Vâng lời Bác, mấy ngày sau, trường Vũ đạo đã được đổi tên thành trường Múa. Khi Hội nghệ sỹ múa Việt Nam được thành lập cũng được khoác trên mình cái tên tiếng mẹ đẻ. Bản thân những người làm văn hóa - nghệ thuật chúng tôi qua câu chuyện này cũng thấm thía vô cùng lời dạy của Bác về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, từ đó cố gắng sử dụng nhuần nhuyễn chữ viết và tiếng nói của dân tộc mình, của đất nước mình.  

 

Tôi cũng như những người làm văn hóa - văn nghệ cùng thời luôn cảm thấy may mắn được sống trong thời đại Hồ Chí Minh. Ở Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III (năm 1962), Bác đã đến thăm và nói chuyện với Đại hội. Những lần được trực tiếp nghe Bác nói chuyện, tôi thấy thật sự hạnh phúc. Lần đó, Bác ân cần hỏi: “Bây giờ, sau mỗi buổi biểu diễn, các cô, các chú được bồi dưỡng những gì?”. Chúng tôi thi nhau trả lời: “Thưa Bác, mỗi người được bồi dưỡng một bát cháo gà ạ”. Người khác lại thưa: “Một bát phở ạ”. Bác cười và nói: “Như vậy cũng tốt rồi. Bác diễn xong cũng được bồi dưỡng một cốc cà phê”. Chúng tôi vỗ tay kéo dài, vừa cười vui sung sướng, vừa rưng rưng xúc động, niềm yêu kính Bác cứ trào dâng trong lòng. Cảm giác đó luôn xuất hiện trong những lần được gặp Bác. Đến giờ nhớ lại tôi vẫn thấy vẹn nguyên và có sức lay động lớn lao. Nghèn nghẹn vang lên trong tôi lời thơ như tiếng khóc: “Bác ơi, tim Bác mênh mông thế/ ôm cả non sông, mọi kiếp người...”.

 

 

                                                  (Ghi theo lời kể của NSƯT Bùi Chí Thanh)

 

                                                                                    Thu Trang

 

Các tin khác

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham gia Lễ gắn biển công trình đường Chi Lăng kéo dài, giai đoạn 1 (TP Hòa Bình).
Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Giám đốc Sở Công thương cho đồng chí Bùi Xuân Hùng.
Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận buổi làm việc.
Đồng chí Bùi Văn Cửu, phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho 5 tập thể, 10 cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống CAND Việt Nam và 10 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ

Trao tặng Huy hiệu Đảng cho 2 đồng chí nguyên là Ủy viên BTV Tỉnh ủy

(HBĐT) - Ngày 31/8, Thường trực Tỉnh ủy đã tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho đồng chí Bùi Thế Nụi và đồng chí Bùi Đình Phái. Dự buổi lễ có đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy và lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

Rực rỡ cờ hoa đón mừng ngày lễ trọng

(HBĐT) - Vẫn con đường quen thuộc ấy mà sao hôm nay như có tiếng lảnh lót chim ca, có ngàn hoa đua nở và… nhiều điều kỳ diệu khác. Mối băn khoăn đó chỉ chợt thoáng qua khi ánh mắt tôi chạm vào dòng chữ vàng nổi bật trên nền những tấm băng rôn màu đỏ được chăng ngang đường: Chào mừng 70 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9; Tinh thần cách mạng tháng Tám bất diệt; Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!!! Và tôi hiểu, luồng cảm xúc đó được tạo thành bởi niềm vui hội tụ. Vui khi được sống cuộc sống yên bình và tràn đầy nhiệt huyết dưới màu cờ Đảng.

Sơ kết công tác CCHC giai đoạn I (2011-2015) và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn II (2016- 2020)

(HBĐT) - Sáng 31/8, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác CCHC giai đoạn I (2011- 2015) và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn II (2016-2020). Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ và viếng nghĩa trang liệt sĩ chiến dịch Hòa Bình

(HBĐT) -  Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (2/9/1945-2/9/2015), ngày 31/8, đoàn đại biểu lãnh đạo Tỉnh uỷ,  HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh đã dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ. Dự lễ dâng hương có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ; Thường trực đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, LLVT, các cơ quan, đơn vị tỉnh và thành phố Hòa Bình.

Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 - giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại

(HBĐT) - Cách đây 70 năm, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Bản Tuyên ngôn Độc lập ngắn gọn nhưng chứa đựng những nội dung bất hủ, không chỉ có giá trị lịch sử đối với dân tộc Việt Nam mà còn có ý nghĩa thời đại sâu sắc.

Bạn có biết

(HBĐT) - Ghi nhận những thành tích xuất sắc mà Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh đã đạt được trong 70 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền đã trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Trong đó có những kết quả nổi bật như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục