(HBĐT) - Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 phần tham luận của các đại biểu ở hội trường được đánh giá là có chất lượng và luôn nhận được sự quan tâm, chú ý toàn thể Đại hội . Đây là những tiếng nói tâm huyết, có trách nhiệm nhằm bổ sung, đóng góp và làm rõ thêm Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ. Báo Hòa Bình lược ghi ý kiến của đại biểu tham dự Đại hội.
Trích tham luận của đồng chí Hoàng Văn Đức
(UV BTV, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy)
Trong nhiệm kỳ qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) của Đảng bộ tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được kết quả quan trọng. Theo đó, nhận thức về trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, các tổ chức Đảng (TCĐ) và CB,ĐV về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tác dụng của công tác KTGS và kỷ luật Đảng ngày càng được nâng cao. Cấp ủy và UBKT các cấp đã kiểm tra được 2.004 đảng viên và 10.729 TCĐ. Qua kiểm tra, kết luận có 386 đảng viên và 16 TCĐ có vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Giám sát chuyên đề đối với 3.347 đảng viên và 2.625 TCĐ, qua đó, phát hiện, chuyển sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm 59 đảng viên và 5 TCĐ. Đã thi hành kỷ luật đối với 729 đảng viên và 14 TCĐ. Giải quyết tố cáo đối với 148 đảng viên và 7 TCĐ. Giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng đối với 18 đảng viên. Chất lượng các cuộc KTGS được nâng lên, đảm bảo quy trình, nguyên tắc. Thông qua các cuộc KTGS đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCĐ và đảng viên, thực hiện có hiệu quả NQT.Ư4 (khoá XI) về xây dựng Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đồng thời, góp phần thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị và những vấn đề được dư luận xã hội được CB,ĐV quan tâm.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác KTGS của cấp uỷ và UBKT các cấp cần tiếp tục được coi trọng, nâng cao hơn nữa về chất và lượng và cần xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng. Để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác KTGS và kỷ luật Đảng, ngành Kiểm tra Đảng tỉnh xác định ngoài việc tổ chức thực hiện tốt những chủ trương, giải pháp tăng cường công tác KTGS theo tinh thần NQT.Ư 5 (khóa X) về “Tăng cường công tác KTGS của Đảng” và Kết luận số 72 của Bộ Chính trị về “Chiến lược công tác KTGS của Đảng đến năm 2020” cần chú trọng, tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác KTGS, kỷ luật Đảng của cấp uỷ, TCĐ, UBKT các cấp; chú trọng KTGS đối với địa bàn, lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, vi phạm.
Giải pháp đột phá để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Trích tham luận của đồng chí Bùi Đức Hinh
(TUV, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT)
Kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh ta đã được cải thiện từ tốp cuối vào năm 2012 và năm 2013 lên xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố năm 2014. Nhiều chỉ số thành phần có cải thiện đáng kể được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, so với mục tiêu đặt ra vẫn chưa đạt yêu cầu, PCI mặc dù có tăng điểm và tăng hạng nhưng vẫn trong nhóm điều hành trung bình và chưa đảm bảo vững chắc. Để tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI, chúng ta cần tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:
Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp. Tăng cường quản lý chất lượng công vụ, chất lượng cán bộ, công chức thực thi các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nghị quyết, quyết định, kế hoạch về những giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm (2015 - 2016) và những chủ trương, chính sách đã ban hành trong thời gian qua liên quan đến công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp.
Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản, cơ chế, chính sách đã ban hành liên quan đến cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, bình đẳng, minh bạch cho doanh nghiệp và người dân.
Cần rút ngắn hơn nữa thời gian đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư, thủ tục về đất đai, môi trường, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, cấp điện sản xuất, kê khai, nộp thuế và các thủ tục khác liên quan đến doanh nghiệp và dự án đầu tư...
Đào tạo lao động theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, đào tạo có địa chỉ; tổ chức kết nối, hỗ trợ nhà đầu tư và doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động phục vụ giải quyết căn bản tình trạng thiếu nguồn lao động chất lượng...
Xây dựng thành phố Hòa Bình phát triển nhanh và bền vững
Trích tham luận của đồng chí Quách Tùng Dương
(UVTV, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hòa Bình)
Trong những năm qua, kinh tế thành phố Hòa Bình tiếp tục phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt 12,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thu nhập bình quân đạt 40 triệu đồng/người/năm. Một số trung tâm thương mại, siêu thị, chợ được đầu tư xây dựng mới; các loại hình dịch vụ phát triển nhanh, đa dạng; số cơ sở sản xuất CN-TTCN, doanh nghiệp, hộ cá thể hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, xây dựng tăng, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động. Trong nông nghiệp đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị thu nhập và hiệu quả trên một đơn vị diện tích. Thực hiện chương trình xây dựng NTM, đến nay, thành phố Hòa Bình đã có 3 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH được quan tâm đầu tư, xây dựng, nâng cấp. Công tác quản lý trật tự, xây dựng nếp sống văn minh đô thị được chú trọng; tình hình ANCT - TTATXH tiếp tục được giữ vững, ổn định. Cùng với đó, công tác xây dựng Đảng luôn được chú trọng, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng lên. Hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở thường xuyên được kiện toàn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Thực hiện mục tiêu “Phấn đấu đưa thành phố Hòa Bình phát triển nhanh, bền vững và trở thành đô thị loại II vào năm 2020”, thành phố Hòa Bình đã xác định trong những năm tới tập trung cơ cấu lại các ngành kinh tế, tiếp tục chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp; chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý đô thị, nhất là kỷ cương trong quản lý quy hoạch, đất đai, xây dựng, kiến trúc, đáp ứng yêu cầu của quá trình đô thị hóa, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của thành phố. Chủ động xây dựng Đề án xây dựng thành phố Hòa Bình đạt đô thị loại II vào năm 2020; phát triển GD&ĐT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với giải quyết tốt vấn đề việc làm; tăng cường ứng dụng KHCN; tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực thực tiễn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
Trích tham luận của đồng chí Trần Văn Tiệp
(TUV, Giám đốc Sở NN&PTNT)
5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành Nông nghiệp tương đối cao và ổn định, bình quân đạt 4,06%/năm, tỷ lệ giảm nghèo địa bàn nông thôn đạt khoảng 3%/năm, đóng góp cho GDP khoảng 22%/năm. Cơ cấu kinh tế nội ngành chuyển biến tích cực, sản xuất từng bước gắn với chế biến và thị trường, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tuy nhiên, lĩnh vực nông nghiệp tăng trưởng chủ yếu dựa vào thâm dụng tài nguyên (đất, rừng, nguồn nước...). Sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, phát triển chưa đồng đều, tổ chức sản xuất chậm đổi mới, hiệu quả chưa cao, ô nhiễm và nguy cơ suy thoái môi trường ngày càng tăng. Nguyên nhân khách quan do xuất phát điểm của nông nghiệp, nông thôn thấp, quy mô nhỏ. Môi trường cạnh tranh trong nước, quốc tế ngày càng gay gắt; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp. Về chủ quan, nhận thức của một bộ phận cán bộ về nông nghiệp, nông thôn chưa đầy đủ, đầu tư cho lĩnh vực này chưa tương xứng. Chất lượng nguồn nhân lực chưa được phát huy. Công tác QLNN về nông nghiệp, nông thôn còn nhiều bất cập. Do đó, thời gian qua mới chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng, quan tâm đến số lượng mà chưa tính đến chất lượng sản phẩm. Cách làm này sẽ dẫn đến tăng trưởng giảm. Vì vậy, cần thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đồng thời phải gắn liền với chương trình xây dựng NTM là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Để góp phần thực hiện mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra, ngành Nông nghiệp đề xuất và phấn đấu thực hiện 4 nhiệm vụ lớn. Thứ nhất, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Mục tiêu chung là tập trung đổi mới, tổ chức lại sản xuất. Đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và thị trường, ứng dụng KH-CN. Chuyên môn hóa nông dân, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn. Xây dựng NTM luôn gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Thứ hai, đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng NTM gắn với đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội cho dân cư nông thôn. Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với phân bố lại lao động nông thôn. Thứ tư, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp giữa các sở, ban, ngành, UBND các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành và xây dựng NTM. Để sớm đạt được mục tiêu trên, ngành Nông nghiệp kiến nghị, tỉnh tiếp tục quan tâm hơn nữa đến lĩnh vực NN&PTNT. Tập trung nguồn lực để thực hiện tái cơ cấu ngành gắn với chương trình xây dựng NTM.
Chính sách phát triển khoa học và công nghệ đối với các tỉnh miền núi
Trích tham luận của đồng chí Đỗ Hải Hồ
(Giám đốc Sở KH&CN)
Theo dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh và toàn quốc, phát triển và ứng dụng KH-CN tiếp tục được coi là một nhiệm vụ quan trọng, quốc sách hàng đầu trong phát triển KT-XH. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển cân bằng của nền kinh tế, chính sách phát triển KH-CN đối với các tỉnh miền núi trong thời gian tới cần nghiên cứu, xem xét 4 nội dung.
Một là, chính sách thu hút nhân lực KH-CN về miền núi công tác. Cần đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách, đào tạo nguồn nhân lực; tạo môi trường thể chế và các chính sách ưu tiên thích đáng để thu hút cán bộ KH-CN có trình độ cao, chuyên gia giỏi về công tác tại các tỉnh miền núi...
Hai là, chính sách đầu tư đổi mới công nghệ của các DN. Cần điều tra hiện trạng công nghệ hàng năm và cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu năng lực công nghệ của các tỉnh miền núi để giúp DN nắm bắt thực trạng trong mối tương quan với trình độ công nghệ chung. Từ đó, tạo động lực đổi mới công nghệ cho các DN. Hỗ trợ DN xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý theo chuẩn mực quốc tế...
Ba là, chính sách thúc đẩy cộng đồng DN nghiên cứu khoa học, thúc đẩy hình thành Quỹ phát triển KH-CN trong DN. Hướng dẫn các DN xây dựng và thực thi hiệu quả các quy định về việc trích lập, sử dụng quỹ phát triển KH-CN để lập Quỹ phát triển KH-CN. Khuyến khích DN tăng cường nghiên cứu nhằm tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Bốn là, đẩy mạnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 ở tất cả các xã. Ban hành chính sách và cân đối kinh phí hỗ trợ 100% các xã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008.
Năm là, chính sách KH-CN phát huy tiềm năng, thế mạnh các tỉnh miền núi để phục vụ CNH-HĐH. Đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng kết quả lĩnh vực nông nghiệp trên cơ sở phát huy các lợi thế về đất đai, tài nguyên rừng. Hỗ trợ để nhanh chóng đưa vào nuôi, trồng những giống cây, con có năng suất, chất lượng tốt đã được nghiên cứu khảo nghiệm thành công. Quy hoạch và phát triển các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nông dân cần thay đổi tư duy về sản xuất hàng hóa...
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Giai đoạn 2010 - 2015, công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Hoà Bình đã được các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở quan tâm chỉ đạo trên các mặt: Củng cố tổ chức bộ máy, cán bộ, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới nội dung phương pháp, nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới.
Tuy nhiên, cùng với những kết quả đã đạt được, công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong những năm qua cũng còn tồn tại một số hạn chế. Do đó, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tập trung vào một số giải pháp trọng tâm như: Tiếp tục nghiên cứu đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng. Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ một cách thiết thực, tạo không khí dân chủ, trách nhiệm, phát huy trí tuệ tập thể. Bên cạnh các buổi sinh hoạt thường kỳ, các đảng bộ, chi bộ cần tăng cường các hình thức sinh hoạt chuyên đề về chuyên môn nghiệp vụ, sinh hoạt khoa học, phổ biến kiến thức, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, gắn với những yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức đảng trong từng thời điểm cụ thể.
Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội
Đồng chí Hoàng Thanh Mịch - UVTV, Chủ tịch UBMTTQ Việt
Hoạt động giám sát, phản biện của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội là nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân tham gia xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thể hiện được ý chí, nguyện vọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nhiệm kỳ qua công tác giám sát của MTTQ từng bước đổi mới, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Để công tác giám sát và phản biện xã hội tiếp tục đạt hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới, MTTQ và các đoàn thể chính trị từ tỉnh đến cơ sở tập trung xây dựng Kế hoạch cụ thể, phù hợp với năng lực tổ chức thực hiện của MTTQ và các tổ chức thành viên để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước để người dân hiểu và thực hiện đầy đủ, hiệu quả; xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các ngành liên quan trong việc hướng dẫn, triển khai thực hiện; kịp thời củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các Hội đồng tư vấn và Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng; phát huy các hình thức tham gia phản biện xã hội của các tầng lớp nhân dân đối với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và các chương trình, kế hoạch phát triển KTXH; thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” phát huy vai trò làm chủ của nhân dân để thực hiện thắng lợi các Nghị quyết ĐHĐB; củng cố và giữ vững mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân; tiếp tục đổi mới phương thức vận động, tập hợp quần chúng, tăng cường đối thoại trực tiếp với Nhân dân, nhất là những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất, việc làm, thu nhập của nhân dân; phối hợp với các ngành liên quan giải quyết kịp thời những kiến nghị, đề xuất chính đáng của nhân dân, vận động nhân dân tích cực tham gia phát triển KTXH, giữ gìn ANCT - TTATXH; đẩy mạnh công tác giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng theo quy định của pháp luật. Hướng đến thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Phát triển hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH
Đồng chí Bùi Văn Thắng, TUV, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải.
Kết cấu hạ tầng giao thông là bộ phận quan trọng của hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH cần được ưu tiên đầu tư phát triển và đi trước một bước. 5 năm qua, Sở GT-VT đã tham mưu cho tỉnh xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đến nay, toàn tỉnh có trên 6.200 km đường giao thông các loại, so với năm 2010 tăng trên 20%. Chất lượng mặt đường được nâng lên. Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cấp kỹ thuật còn thấp. Công trình vượt sông, suối lớn còn thiếu, quy mô chưa phù hợp quy hoạch, đi lại còn khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh.
Để thực hiện thắng lợi tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong thời gian tới, Sở GT-VT đề xuất một số giải pháp. Một là, cần xác định rõ việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là của toàn xã hội, không riêng ngành GT-VT. Hai là, tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về GT-VT. Đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, tạo sự đồng thuận trong xây dựng, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông. Chú trọng quản lý chất lượng xây dựng, tiến độ thực hiện các dự án giao thông, không để thất thoát vốn. Ba là, rà soát điều chỉnh quy hoạch phát triển GT-VT cho phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh, đất nước và điều kiện thực tế của tỉnh. Bốn là, xây dựng kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên cơ sở quy hoạch được duyệt; có bước đi, lộ trình thích hợp, tính đến thứ tự ưu tiên, theo khả năng vốn, không đầu tư dàn trải. Năm là, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Lồng ghép các nguồn vốn, chương trình mục tiêu để phát huy hiệu quả đầu tư. Mở rộng xã hội hóa trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Sáu là, duy trì phong trào toàn dân làm đường GTNT, tháng chiến dịch GTNT. Công khai, minh bạch, mở rộng dân chủ trong các dự án xây dựng. Tiếp tục thực hiện Đề án cứng hóa đường GTNT theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Bảy là, phát triển đồng bộ cả loại hình đường bộ và đường thủy nội địa để phát huy lợi thế của tỉnh. Duy tu, bảo dưỡng kéo dài tuổi thọ, nâng cao hiệu quả khai thác các tuyến đường. Tám là, đẩy mạnh CCHC, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến các khâu trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Chỉ đạo quyết liệt công tác đền bù GPMB trong quá trình xây dựng các công trình.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo ANTT trong tình hình mới
Đại tá Nguyễn Văn Trung, UVTV, Phó Giám đốc Công an tỉnh
Công tác đảm bảo ANTT trên địa bàn tỉnh ta hiện nay còn nổi lên một số vấn đề cần quan tâm lãnh đạo, đó là: Công tác nắm tình hình, phân tích, dự báo tình hình và tham mưu chiến lược trên một số lĩnh vực còn hạn chế. An ninh xã hội còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp (nhất là an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo). Một số khâu trong công tác quản lý Nhà nước về ANTT còn yếu. Công tác bảo vệ bí mật Nhà nước, quan hệ tiếp xúc với người nước ngoài ở một vài cơ quan, đơn vị còn có sơ hở, mất cảnh giác. Một số cán bộ, đảng viên vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật….gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến niềm tin của quần chúng nhân dân. Tội phạm và tệ nạn ma túy vẫn có xu hướng gia tăng, tai nạn giao thông tuy giảm nhưng chưa thực sự bền vững và còn tiềm ẩn nhiều phức tạp. Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ phát triển chưa đồng đều; sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp chưa thường xuyên...
Thực tế trên yêu cầu cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo ANTT trong tình hình mới. Trong đó các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở phải tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về công tác bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Quan tâm lãnh đạo, củng cố, xây dựng Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động, củng cố chặt chẽ đoàn kết nội bộ, đoàn kết nhân dân.
Cần lãnh đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy. Tập trung tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, gắn với các phong trào cách mạng khác của từng địa phương, cơ quan, đơn vị; nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa xã hội, ngăn chặn có hiệu quả những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm.
Đồng thời phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực. Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm kiềm chế và làm giảm tai nạn giao thông. Trong công tác giải quyết các vấn đề khiếu nại, tố cáo của công dân, cần chỉ đạo có kế hoạch giải quyết dứt điểm đúng chính sách pháp luật các vấn đề liên quan, không để trở thành điểm nóng phức tạp.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước
Đồng chí Đinh Văn Hòa - TUV, Giám đốc Sở TNMT
Những năm qua, tỉnh ta luôn coi trọng công tác bảo vệ môi trường, xác định đây là một trong những mục tiêu cơ bản của phát triển bền vững. Do vậy, công tác quản lý Nhà nước về môi trường luôn được tăng cường. Việc tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về môi trường được quan tâm; công tác kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật được tiến hành thường xuyên... đã tạo nên những bước phát triển mới trong hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
Từ đó đã góp phần hạn chế được mức độ gia tăng ô nhiễm và từng bước cải thiện chất lượng môi trường ở một số khu vực trọng điểm. Môi trường tại các khu công nghiệp được quan tâm; tình hình phá rừng, cháy rừng được hạn chế, nhiều diện tích rừng được tái sinh... Những kết quả trên, đã góp phần tạo tạo ra xung lực mới cho quá trình phát triển KTXH của tỉnh. Bên cạnh đó, chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái về môi trường ngày càng nghiêm trọng như: tình trạng đất đai bị xói mòn, khô hạn, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái khai thác, sử dụng còn chưa hợp lý ở nhiều nơi; tài nguyên nước ở một số khu vực cũng đang đứng trước nguy cơ giảm sút về trữ lượng và chất lượng; nước thải công nghiệp và sinh hoạt thải ra môi trường ngày càng lớn...
Đứng trước thực trạng đó, ngành TNMT tỉnh sẽ phát huy tốt vai trò, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH. Thực hiện được mục tiêu này, ngành TNMT sẽ phối hợp với các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, huy động sức mạnh của toàn dân tham gia bảo vệ môi trường; tập trung xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hành động bảo vệ môi trường giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh về “chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”; phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong việc phát hiện và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường, tiếp cận mô hình "tăng trưởng xanh"; hạn chế những dự án có tác động lớn hoặc tiềm ẩn nguy cơ cao đối với môi trường; đồng thời kiên quyết không cho phép đưa vào vận hành, sử dụng các cơ sở sản xuất không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về môi trường; giám sát chặt chẽ công tác bảo vệ môi trường ở các địa phương.
Cần có các giải pháp hỗ trợ để phát triển nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị
Đồng chí Bùi Văn Tinh, TUV, Bí thư Huyện ủy Tân Lạc.
Trong báo cáo chính trị của Đại hội, tỉnh ta đã nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nhóm sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Từ lợi thế của huyện, đón bắt chủ trương của tỉnh, Đảng bộ huyện Tân Lạc xác định thời gian tới hướng phát triển kinh tế của huyện về cơ bản là nông nghiệp.
Huyện xác định ba loại cây chủ lực là: cây mía tím, rau su su và cây bưởi. Đây là những cây có giá trị gia tăng cao và phù hợp với điều kiện đất, khí hậu, canh tác của huyện Tân Lạc. Thực tế cho thấy giá trị kinh tế sản phẩm cây mía tím, cây su su, cây bưởi đều gấp từ 10 đến 20 lần so với cây lúa. Riêng cây bưởi đỏ là cây được xác định sẽ làm thay đổi giá trị của sản xuất nông nghiệp, cây trồng từng bước xoá nghèo và tiến tới là làm giàu cho nông dân. Dự kiến đến năm 2020, tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp từ ba lại cây chủ lực cùng với các sản phẩm khác trị giá là 1.827 tỷ đồng; dự kiến chỉ với 3 cây trồng này chia cho bình quân đầu người của huyện đã có thể đạt 26 triệu đồng/người vào năm 2020. Như vậy, chủ trương của tỉnh phát triển nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị là chủ trương hết sức đúng đắn và khả thi, Tân Lạc trong đẩy mạnh phát triển kinh tế 5 năm tới sẽ mạnh mẽ thực hiện chủ trương này.
Tuy nhiên, để gia tăng giá trị những cây trồng mũi nhọn, từ thực tiễn huyện Tân Lạc cho thấy cần đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhất là trong lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với giải pháp của tỉnh về gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp như báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ tỉnh đã nêu.
Đồng thời, phải thực hiện ngay cơ chế hỗ trợ sản xuất sản phẩm nông nghiệp có khả năng gia tăng giá trị cao trên địa bàn toàn tỉnh, trong nhiệm kỳ khoá XV đã có chủ trương nhưng chưa được thực hiện quyết liệt. Cùng với đó là giải pháp về giống với số lượng lớn, đảm bảo chất lượng, đây là khâu yếu chưa thực hiện được trong hỗ trợ nông nghiệp, đặc biệt là trong chủ trương phát triển cây có múi.
Ngoài ra, cần có chủ trương, xây dựng lộ trình và chỉ rõ địa chỉ, loại sản phẩm nào để hỗ trợ thực hiện thông báo chỉ dẫn địa lý tiến tới xây dựng thương hiệu hàng hóa cho sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thực hiện quan tâm hỗ trợ nâng cấp hạ tầng dịch vụ nông nghiệp, xúc tiến liên kết, cam kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh ở các đầu mối tiêu thụ lớn, ổn định.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội Nông dân trong việc phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM
Đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, TUV, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.
Trong những năm qua, phát huy truyền thống của giai cấp nông dân Việt Nam, các cấp Hội Nông dân tỉnh ta đã đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo hướng mạnh về cơ sở, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp của hội viên, nông dân. Để tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội Nông dân trong việc phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, theo tôi các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của nhân dân; những thuận lợi, khó khăn, bất cập trong triển khai thực thi chính sách ở địa phương, có cơ sở tổng hợp kịp thời phản ánh đề xuất với Đảng, chính quyền các cấp.
Ngoài ra, cần có các chính sách thúc đẩy hình thức tổ chức hợp tác, từ quy hoạch, đầu tư cho sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, lao động, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tốt việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình thủy lợi ở nông thôn; quy hoạch vùng sản xuất gắn với chế biến, giải quyết có hiệu quả đầu ra cho sản phẩm của nông dân để nông dân yên tâm đầu tư cho sản xuất, kinh doanh.
Các cấp Hội nông dân cũng mong muốn Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm, ban hành các chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Đặc biệt là ban hành các cơ chế chính sách tạo nguồn lực đảm bảo cho hoạt động của đoàn thể chính trị xã hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, nhất là các chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất cho cấp cơ sở. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ các cấp, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới; xây dựng mẫu người nông dân mới là nhân tố quan trọng, là chủ thể trong phát triển nông nghiệp xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam trong giai đoạn mới.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29 của BCH T.Ư Đảng (khóa XI)
Đồng chí Bùi Trọng Đắc, TUV, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, sự nghiệp GD&ĐT tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đến năm học 2015 - 2016, toàn tỉnh có 7.238 phòng học kiên cố, chiếm 83,7%; 229 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn Quốc gia, đạt 32,2%. Quy mô trường lớp, học sinh ổn định và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập ở tất cả các cấp học, ngành học. Tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi bình quân hằng năm từ 98 – 99%, ngang bằng các tỉnh, thành phố trong cả nước. Chất lượng giáo dục đại trà chuyển biến rõ rệt.
Thực hiện Nghị quyết số 29 của BCH T.Ư Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”, Sở GD&ĐT đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành chương trình hành động, kế hoạch thực hiện. Ngành đã đề xuất nhiều giải pháp, biện pháp, lộ trình thực hiện. Trước hết, toàn ngành đã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho xã hội, cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên. Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Tiếp theo, tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo. Đây là nhiệm vụ hàng đầu của toàn ngành trong giai đoạn tiếp theo. Thực hiện đổi mới căn bản hình thức và phương pháp tổ chức kỳ thi, hình thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Đảm bảo trung thực, khách quan, chính xác, theo yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất người học. Thực hiện hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, bảo đảm dân chủ, thống nhất. Tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục. coi trọng quản lý chất lượng. Xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT. Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính, tăng cường đầu tư nguồn lực, cơ sở vật chất, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục.
Phát triển Đảng từ đoàn viên ưu tú trong học sinh, sinh viên, thanh niên đi làm nghĩa vụ trong lực lượng vũ trang
Đồng chí Quách Thế Ngọc, TUV, Bí thư Tỉnh Đoàn
Toàn tỉnh hiện có trên 220.000 thanh niên, trên 53.000 đoàn viên đang sinh hoạt tại 3.246 chi đoàn, trên 90.000 thanh niên sinh hoạt trong các tổ chức hội. Thực hiện Chỉ thị số 35 ngày 9/2/2010 của BTV Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển Đảng từ đoàn viên ưu tú trong học sinh, sinh viên các trường, thanh niên đi làm nghĩa vụ trong lực lượng vũ trang, BTV Tỉnh Đoàn đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực. 5 năm qua đã có 1.274 ĐV-TN là học sinh, sinh viên trong các trường, thanh niên ưu tú đi làm nghĩa vụ trong lực lượng vũ trang được kết nạp Đảng, chiếm 14,48% tổng số đảng viên là ĐV-TN.
Tuy nhiên, trên thực tế, công tác phát triển đảng viên trẻ hiện nay còn một số bất cập. Nguyên nhân chính là do khả năng cụ thể hoá các nội dung, đổi mới phương thức giáo dục của một bộ số cán bộ cơ sở Đoàn còn hạn chế. Một bộ phận ĐV-TN thiếu chủ động trong công tác rèn luyện, phấn đấu vào Đảng. Một số nơi chạy theo thành tích, chưa quan tâm đến chất lượng... Để làm tốt công tác phát triển Đảng theo tinh thần Chỉ thị số 35 của BTV Tỉnh ủy, các cấp bộ Đoàn cần tiếp tục quan tâm và thực hiện đồng bộ một số giải pháp. Thứ nhất, quan tâm đến công tác giáo dục chính trị cho ĐV-TN. Tổ chức Đoàn phải đa dạng hóa các loại hình đoàn kết, tập hợp thanh niên. Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức công dân cho thanh niên. Thứ hai, làm tốt công tác phát hiện, bồi dưỡng nguồn ĐV-TN ưu tú để giới thiệu cho Đảng. Thứ ba, cấp ủy các cấp cần quan tâm chú trọng phát triển Đảng trong ĐV-TN. Thứ tư, bản thân ĐV-TN xác định mục tiêu đúng đắn để phấn đấu đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Nhằm đẩy mạnh công tác tập hợp đoàn kết ĐV-TN và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn và Hội LHTN Việt Nam các cấp tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới, BTV Tỉnh Đoàn có một số kiến nghị. Các cấp ủy Đảng quan tâm phối hợp cử báo cáo viên triển khai các chuyên đề về lý tưởng cách mạng, nhận thức về Đảng và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho ĐV-TN. Xây dựng các chuyên đề chỉ đạo có hiệu quả trong tạo nguồn và bồi dưỡng kết nạp đảng viên, đặc biệt là ĐV-TN ưu tú trong các trường học, thanh niên đi làm nghĩa vụ trong lực lượng vũ trang. Các ngành chức năng quan tâm đầu tư xây dựng các nhà thiếu nhi huyện, thành phố để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, hỗ trợ phát triển năng khiếu và thể chất cho thanh-thiếu nhi.
(HBĐT) - Trong khuôn khổ chương trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, sáng 14/9, các đại biểu dự Đại hội đã dâng hương tại tượng đài Bác Hồ .
(HBĐT) - Chiều 13/9, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Ban vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh tổ chức gặp mặt nữ đại biểu tham dự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020. Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh; Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức, Ban Dân Vận Tỉnh ủy, Sở LĐTB&XH và 51 nữ đại biểu ưu tú tham dự Đại hội.
(HBĐT) - Giai đoạn 2010 - 2015, Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh đã kết nạp 929 đảng viên (tăng 179 đảng viên so với chỉ tiêu Nghị quyết), bình quân mỗi năm kết nạp 186 đồng chí. Chất lượng đảng viên mới kết nạp được nâng lên rõ rệt; nhiều đảng viên trẻ khẳng định và phát huy tốt năng lực. Đặc biệt là do làm tốt công tác phát triển Đảng, trong nhiệm kỳ qua nhiều TCCS Đảng là chi bộ đã phát triển thành Đảng bộ.
Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Năm 2011, sau khi Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 03 về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 17, ngày 8/11/2011 về việc thực hiện Chỉ thị giai đoạn 2011-2015. Đồng thời, thành lập bộ phận giúp việc để tham mưu thực hiện. Với vai trò là cơ quan thường trực bộ phận giúp việc, hàng năm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đều hướng dẫn các Đảng bộ trực thuộc thực hiện theo các chuyên đề cụ thể.
(HBĐT) - Đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện, kịp thời giải quyết những vấn đề thực tiễn cơ sở đặt ra của Đảng bộ huyện đang mang lại kết quả thiết thực xây dựng quê hương Yên Thủy ngày càng phát triển.
(HBĐT) - Với tổng số trên 5.000 đảng viên, sinh hoạt tại 46 chi, Đảng bộ trực thuộc, trong nhiệm kỳ 2010-2015, công tác kiểm tra, giám sát (KT, GS) và thi hành kỷ luật trong Đảng luôn được Đảng bộ huyện Lạc Thủy chú trọng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên.