Đồng chí Hoàng Văn Đức, UVTV, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì hội nghị UBKT Tỉnh ủy khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020.
(HBĐT) – Nhân kỷ niệm 67 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng, đồng chí Hoàng Văn Đức, UVTV, Chụ nhiệm UBKT Tỉnh ủy đã trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình về những định hướng chính của công tác kiểm tra, giám sát (KT, GS) và kỷ luật Đảng của Đảng bộ tỉnh trong thời gian tới.
PV: Xin đồng chí giới thiệu khái quát về ngày truyền thống của ngành Kiểm tra Đảng?
Đồng chí Hoàng Văn Đức: Ngay từ những ngày đầu thành lập, Đảng ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác KT, GS đối với việc bảo đảm cho mục tiêu, lý tưởng, Cương lĩnh chính trị, chiến lược, đường lối, chính sách, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước được thực hiện nghiêm chỉnh, đồng thời tăng cường việc giữ gìn kỷ luật, kỷ cương trong hệ thống chính trị, nhất là sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Cuối năm 1948, do yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, quy mô và tổ chức hoạt động của Đảng, cơ quan kiểm tra chuyên trách của Đảng được chính thức thành lập, từng bước phát triển, ngày càng được kiện toàn và lớn mạnh. Ban Kiểm tra T.Ư đầu tiên của Đảng được thành lập theo Quyết nghị số 29/QN/TW ngày 16/10/1948 của Ban Thường vụ T.Ư Đảng (khóa I) và ngày đó trở thành ngày truyền thống của ngành Kiểm tra Đảng.
PV: Xin đồng chí đánh giá những kết quả nổi bật của Đảng bộ tỉnh trong công tác KT, GS và kỷ luật của Đảng trong nhiệm kỳ vừa qua?
Đồng chí Hoàng Văn Đức: Trong nhiệm kỳ qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, BTV Tỉnh uỷ, sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBKT T.Ư, sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả giữa UBKT các cấp với các tổ chức liên quan, sự nỗ lực phấn đấu của CB, CC ngành Kiểm tra Đảng trong tỉnh, công tác KT, GS của Đảng bộ tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức về trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, các tổ chức Đảng và đảng viên, CB,CC, VC về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tác dụng của công tác KT, GS và kỷ luật Đảng ngày càng được nâng cao. Cấp uỷ, tổ chức Đảng, UBKT các cấp đã coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác KT, GS theo quy định tại Điều lệ Đảng; từng bước khắc phục những biểu hiện né tránh hoặc coi nhẹ công tác KT, GS. Bám sát nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng bọ, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch KT, GS của cấp uỷ, UBKT các cấp và tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo chương trình, nội dung KT, GS đã đề ra trong toàn khoá và hàng năm nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả.
Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, cấp ủy và UBKT các cấp đã kiểm tra 2.004 đảng viên, 10.729 tổ chức Đảng. Qua kiểm tra, kết luận có 386 đảng viên và 16 tổ chức Đảng có vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Giám sát chuyên đề đối với 3.347 đảng viên và 2.625 tổ chức Đảng. Qua giám sát đã phát hiện, chuyển sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 59 đảng viên và 5 tổ chức Đảng. Thi hành kỷ luật đối với 729 đảng viên và 14 tổ chức Đảng. Giải quyết tố cáo 148 đảng viên và 7 tổ chức Đảng. Giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng đối với 18 đảng viên. Chất lượng các cuộc KT, GS được nâng lên, đảm bảo quy trình, nguyên tắc, thủ tục; kết luận rõ ưu điểm, khuyết điểm, xử lý kịp thời các vi phạm, nhờ đó có tác dụng giáo dục, ngăn ngừa vi phạm trong tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên. Đồng thời, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Theo đó, UBKT các cấp đã thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong việc tham mưu, giúp cấp uỷ tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch KT,GS, tập trung vào những nội dung trọng yếu, nhất là: Việc thực hiện các giải pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo NQT.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Quy định những điều đảng viên, CB,CC, VC không được làm; chức trách, nhiệm vụ của đảng viên, cấp uỷ viên; Quy định của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp; công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng. Qua KT,GS, đã kịp thời chỉ đạo kiểm điểm rút kinh nghiệm những khuyết điểm, thiếu sót; biểu dương những việc làm tốt; phát hiện, ngăn chặn các đảng viên và tổ chức Đảng có dấu hiệu vi phạm và xử lý nghiêm minh các tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm.
Nhìn chung sau khi được chỉ rõ các khuyết điểm, vi phạm, các tổ chức Đảng và đảng viên đã tập trung thực hiện các giải pháp khắc phục, sửa chữa và đã đạt được những kết quả tích cực. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân đã đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trọng tâm là làm theo gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Nhiều địa phương, đơn vị đã có những biện pháp, cách làm hay, góp phần thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, tạo sự lan tỏa sâu rộng và đạt được những kết quả tích cực, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
Đặc biệt, thông qua KT, GS đối với các tổ chức Đảng và đảng viên về thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, cấp uỷ, UBKT các cấp đã kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh những vấn đề chưa làm được, những khuyết điểm, thiếu sót và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các địa phương, đơn vị, đảng viên thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ chính trị, chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.
PV: Xin đồng chí cho biết những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác KT, GS của Đảng bộ tỉnh trong thời gian tới?
Đồng chí Hoàng Văn Đức: Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức trên con đường phát triển của tỉnh ta, tác động của mặt trái cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Cùng với hiện tượng quan liêu, tham nhũng, lãng phí đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống của một bộ phận đảng viên, CB,CC, VC trong Đảng bộ tỉnh. Bên cạnh đó, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương ở một số tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước chưa nghiêm; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu ở một số tổ chức Đảng còn hạn chế... Vì vậy, công tác KT, GS của Đảng phải được nâng cao hơn nữa về chất và lượng, phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng bộ tỉnh. Theo đó, cần tập trung thực hiện thật tốt một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:
Một là: Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt những chủ trương, giải pháp tăng cường công tác KT, GS theo NQT.Ư 5 (khóa X) về “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng” và Kết luận số 72 của Bộ Chính trị về “Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020”. Triển khai, quán triệt sâu sắc Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, của cấp uỷ các cấp, pháp luật của Nhà nước, nhất là Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI theo phương châm kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, giám sát mở rộng về nội dung và đối tượng.
Hai là: Tăng cường hơn nữa chất lượng, hiệu quả thực hiện Quy chế phối hợp giữa UBKT với các tổ chức có liên quan trong thực hiện công tác KT, GS và kỷ luật của Đảng; định kỳ hàng năm sơ kết và kết thúc nhiệm kỳ tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Ba là: Tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác KT,GS, kỷ luật Đảng của cấp uỷ, tổ chức Đảng, UBKT các cấp. Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan UBKT, tăng cường cán bộ kiểm tra các cấp bảo đảm tương xứng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Xây dựng, hoàn thiện các quy định, đổi mới công tác tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, khen thưởng và thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ kiểm tra Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở.
Bốn là: Chú trọng KT, GS đối với địa bàn, lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, vi phạm và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể CT -XH về trách nhiệm lãnh đạo, quản lý và trách nhiệm nêu gương; về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Đặc biệt chú trọng kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức Đảng, đảng viên; kiểm tra chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chức trách, nhiệm vụ được giao.
Năm là: Nghiêm túc thực hiện công tác sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và của cấp ủy, UBKT các cấp về công tác KT, GS và thi hành kỷ luật Đảng, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm gắn với đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học cấp tỉnh về từng lĩnh vực công tác KT, GS để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt hơn nữa trong những năm tiếp theo.
PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!
(HBĐT) - Ngày 14/10, Văn phòng Tỉnh ủy phối hợp với Huyện ủy Lạc Sơn tổ chức lễ khánh thành Bia di tích lịch sử cách mạng nơi thành lập Văn phòng Tỉnh ủy Hòa Bình. Dự buổi lễ có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy.
(HBĐT) - Với tinh thần làm việc nghiêm túc, khẩn trương, dân chủ và trách nhiệm cao trước Đảng và nhân dân, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã thành công tốt đẹp. Nhân dịp này, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV T.ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình về những kết quả nổi bật của Đại hội và định hướng chính của Đảng bộ tỉnh trong thời gian tới. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Nguyễn Đồng - TUV, Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ
(HBĐT) - Ngày 1/11/1947, vào thời điểm công việc lãnh đạo cuộc kháng chiến ở tỉnh ta đã bước sang giai đoạn quyết liệt, cần có một bộ máy giúp việc hoàn chỉnh để giúp Tỉnh uỷ lãnh đạo Đảng bộ, quân và dân toàn tỉnh vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Văn phòng Tỉnh uỷ Hoà Bình chính thức được thành lập tại xóm Khị - Mường Vang (nay thuộc xã Nhân Nghĩa - huyện Lạc Sơn).
(HBĐT) - Công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Hòa Bình ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt, nhân dân ngày càng ý thức được vai trò của bản thân, chủ động hơn trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương chuyển mình rõ rệt, vươn lên phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói- giảm nghèo.
(HBĐT) - Hiện nay, huyện Kỳ Sơn có tổng số 82 công chức hành chính, 51 viên chức cấp huyện và 788 viên chức sự nghiệp giáo dục; 210 cán bộ, công chức cấp xã. Trong những năm gần dây, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức luôn được huyện chú trọng, quan tâm thực hiện. Công tác tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức ngày càng hiệu quả đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ CNH, HĐH.
(HBĐT) - Theo thống kê của cơ quan Bưu điện tỉnh, huyện Kim Bôi là một trong những địa bàn có số lượng chi bộ đặt mua báo, tạp chí của Đảng thấp nhất tỉnh. Để cải thiện tình trạng này, song song với việc thực hiện nghiêm túc các kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc mua, đọc báo, tạp chí của Đảng cần nâng cao chất lượng, tính hấp dẫn đối với độc giả của các ấn phấm báo tạp chí của Đảng- là kết luận của chung tại buổi làm việc giữa huyện Kim Bôi và Báo Hòa Bình mới đây.