(HBĐT) - Ngày 13/11, buổi sáng, QH thảo luận tại tổ về dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và dự án Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi). Nhiều đại biểu đồng tình cao với các quy định dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo bởi đã cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, chủ trương của Đảng về công tác tôn giáo; làm lành mạnh hóa các quan hệ tôn giáo và hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng của tín đồ, tổ chức tôn giáo và lợi ích chung của toàn xã hội.

 

Để dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đi vào cuộc sống, nhiều đại biểu đề nghị cần bổ sung sửa đổi một số quy định cho phù hợp với xu thế hiện nay. Cụ thể, cần tách tôn giáo và tín ngưỡng thành 2 chương, bởi tín ngưỡng có từ lâu đời, ra đời rất sớm cùng với sự xuất hiện của loài người. Tín ngưỡng là nội sinh, không phải do ngoại nhập và gắn chặt chẽ với đời sống người Việt, do tâm tư người Việt tôn thờ và xây dựng. Vì vậy, nếu ghép quản lý tín ngưỡng với quản lý tôn giáo thì rất khó quản lý.

Góp ý về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, các đại biểu cho rằng cần thiết phải quy định nội dung này trong dự thảo Luật, tạo cơ sở pháp lý để người dân biết mình được làm gì, không được làm gì, đồng thời làm căn cứ để cơ quan chức năng quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, một số hành vi bị nghiêm cấm còn khó định lượng. Mặt khác, dự thảo Luật mới chỉ quy định những hành vi bị nghiêm cấm chung mà chưa làm rõ hành vi nào là bị nghiêm cấm đối với cá nhân; hành vi nào là bị nghiêm cấm đối với tổ chức, do vậy sẽ dễ dẫn đến việc áp dụng tùy tiện và khó xác định chế tài xử lý. Nhiều đại biểu đề nghị cần rà soát những quy định về quản lý hành chính đối với lĩnh vực tôn giáo, vì dự thảo Luật đang có nhiều quy định hạn chế hoạt động của tôn giáo.

Về vấn đề quản lý tôn giáo, có đại biểu cho rằng dự thảo Luật quy định một số thủ tục phát sinh không cần thiết khó thực hiện trong thực tế. Đối với quy định không để các cơ sở GD&ĐT tôn giáo trong hệ thống đào tạo quốc dân, có đại biểu không đồng tình và cho rằng: Nên để các cơ sở giáo dục tôn giáo nằm ở trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo điều kiện cho các chức sắc có điều kiện học tập. Nếu có đủ nhân lực thì thành lập các trường (từ cấp cơ sở đến cấp đại học) và thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Thảo luận về dự án Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi), nhiều đại biểu nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật như trong Tờ trình của Chính phủ và cho rằng: Việc sửa đổi Luật lần này nhằm thể chế hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013 về việc thực hiện các quyền của trẻ em; tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, đặc biệt là Công ước quốc tế về quyền trẻ em; khắc phục những hạn chế của Luật hiện hành nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn.

Thảo luận về độ tuổi trẻ em, đa số các đại biểu nhất trí về việc nâng độ tuổi trẻ em lên thành dưới 18 tuổi như lập luận trong Tờ trình của Chính phủ. Theo các đại biểu, việc điều chỉnh này là cần thiết, vừa bảo đảm tuân thủ Công ước quốc tế về quyền trẻ em, vừa thống nhất với các quy định của pháp luật Việt Nam về tuổi trưởng thành đầy đủ (tức là tuổi thành niên). Đồng thời, quy định như vậy phù hợp với độ tuổi hoàn thành giáo dục phổ thông, giúp trẻ em hoàn thiện nhân cách, phát triển cả về thể chất và tinh thần để sẵn sàng tham gia vào đời sống xã hội

Buổi chiều, QH thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và dự án Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi). 

 

 

                                                                                         P.V (TH)

 

 

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục