Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao cờ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh tặng nhân dân và cán bộ huyện Lương Sơn - đơn vị dẫn đầu phong trào xây dựng nông thôn mới giai đoạn 201 1- 2015.

Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao cờ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh tặng nhân dân và cán bộ huyện Lương Sơn - đơn vị dẫn đầu phong trào xây dựng nông thôn mới giai đoạn 201 1- 2015.

(HBĐT) - Tỉnh Hoà Bình đã và đang tích cực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM với nhận thức: Xây dựng NTM sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, qua đó, thúc đẩy KT-XH địa phương phát triển. Với cách làm bài bản và sáng tạo, sau 5 năm (2011 - 2015), tỉnh ta đã đạt được thành công nhất định. PV Báo Hoà Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM tỉnh về kết quả này.

 

PV: Thưa đồng chí, những năm qua, tỉnh ta đã tích cực triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, sau 5 năm thực hiện đã đạt những kết quả nhất định. Xin đồng chí chia sẻ về những nét nổi bật qua thực hiện chương trình?

 

Đồng chí Nguyễn Văn Quang: Chương trình xây dựng NTM là một chương trình lớn của Đảng và Nhà nước, được cấp uỷ Đảng, chính quyền và đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy vậy, với tỉnh Hoà Bình, việc thực hiện các chương trình NTM gặp không ít khó khăn. Do các xã của tỉnh ta chủ yếu có xuất phát điểm thấp, hạ tầng KT-XH khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế. Đây là thách thức lớn trong quá trình thực hiện. Nhu cầu cho xây dựng NTM, nhất là nguồn lực đầu tư rất lớn nhưng tỉnh lại phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách T.ư; việc huy động sức trong dân hạn chế; các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động khó khăn, do vậy, việc huy động các nguồn lực cho NTM có nhiều khó khăn. Ngoài ra, một bộ phận nhân dân, trong đó có trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền tuyên truyền chưa tốt nên nhận thức của nhân dân về chương trình NTM cũng còn hạn chế. Do đó, tỉnh đã tập trung kiện toàn BCĐ các cấp; 1.736/ 1.736 thôn, xóm, bản thành lập Ban Phát triển thôn. Ngoài ra đã xây dựng 152 biển panô, 865 băng rôn, khẩu hiệu, áp phích tuyên truyền về xây dựng NTM; tổ chức 690 buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật  về nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM với 15.776 lượt người tham gia; cấp phát 78.672 tờ rơi, tờ gấp; 10.462 cuốn sổ tay hướng dẫn xây dựng NTM; xây dựng trang thông tin điện tử với hàng triệu lượt người truy cập; tổ chức nhiều cuộc đối thoại, hội thảo, hội thi, sân khấu hóa về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng NTM.

 

Sau 5 năm triển khai xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, thành công lớn nhất đó là sự đồng tình ủng hộ của người dân. Tiếp đến là sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong mỗi tiêu chí. Từ tiêu chí quy hoạch, phát triển sản xuất, phát triển văn hóa cho đến xây dựng hệ thống chính trị đều có sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể. Thành công kế tiếp đó là các địa phương đã hình thành được đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt huyết, có nhiều kỹ năng trong xây dựng NTM.

 

Qua 5 năm triển khai thực hiện, đến nay, tỉnh đã có 31 xã đạt chuẩn NTM; có 19 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí; 88 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí; 53 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí; không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí. Năm 2015, thu nhập bình quân đạt 18,02 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm còn 15%; tỷ lệ lao động qua đào tạo 45%; tỷ lệ người dân tham gia BHYT 94%; tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh 83%. Đây là sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong xây dựng NTM.

 

  PV: Từ thành công bước đầu trong xây dựng NTM, xin đồng chí cho biết những bài học kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo?

 

Đồng chí Nguyễn Văn Quang: Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, có thể rút ra một số kinh nghiệm trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo:

 

Một là, nơi nào cả hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm chính trị cao, quyết liệt, quyết đoán trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, xác định rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo và phù hợp điều kiện thực tiễn cụ thể của từng địa bàn thì nơi đó tình hình có sự chuyển biến tốt và đạt kết quả cao theo mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

 

Hai là, trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM đã xác định và thể hiện được trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc nắm bắt thực tiễn địa bàn cơ sở, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng hợp pháp của người dân, thực hiện tốt công tác định hướng, hướng dẫn, hỗ trợ tích cực nông dân phát triển sản xuất, đáp ứng được yêu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập của người nông dân. Từ đó người dân có điều kiện để tiếp tục tham gia đóng góp xây dựng NTM.

 

Ba là, đa dạng hoá việc huy động nguồn lực để xây dựng NTM. Theo phương châm Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là cần thiết. Việc sử dụng nguồn lực vào các công trình công cộng phải được người dân  bàn bạc dân chủ và thống nhất, có giám sát cộng đồng, đảm bảo công khai, minh bạch.

 

Bốn là, đặc biệt coi trọng, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và “Dân vận khéo” với cách thức, phương pháp tuyên truyền cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để nông dân hiểu và nhận thức đúng, đầy đủ về trách nhiệm, vai trò chủ thể của mình, hiện thực hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng”; từ đó tăng thêm lòng tin, đồng lòng, đồng thuận, đồng hành của nhân dân trong quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM.

 

PV: Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung thực hiện những giải pháp gì để vừa nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được vừa thực hiện hiệu quả những tiêu chí chưa đạt, thưa đồng chí?

 

 Đồng chí Nguyễn Văn Quang: Trên cơ sở thành tựu đã đạt được qua 5 năm xây dựng NTM, BCĐ 800 tỉnh đã đưa ra mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2016-2020: Số xã đạt chuẩn NTM đến năm 2020 khoảng 76/191 xã (bằng 40 %); có từ 1 - 2 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn NTM; bình quân các xã trong tỉnh đạt 15,5 tiêu chí/xã và không có xã nào đạt dưới 10 tiêu chí; thu nhập bình quân khu vực nông thôn đến năm 2020 đạt trên 35 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong nông thôn còn dưới 10%; tỷ lệ người dân nông thôn tham gia BHYT đạt trên 80%.

 

Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh tập trung thực hiện những giải pháp cụ thể:

 

Một là, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, phát huy cao sự tham gia tích cực, chủ động của nhân dân và sự quan tâm của toàn xã hội. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch; tạo điều kiện để người dân thực sự là chủ thể thực hiện chương trình.

 

Hai là, Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng NTM ở các vùng cao, vùng sâu, đặc biệt khó khăn có đặc điểm riêng và điểm xuất phát thấp. Ban hành cơ chế lồng ghép các nguồn vốn để hỗ trợ nhân dân thực hiện các nội dung xây dựng NTM; hoàn thiện và thực thi chính sách thu hút đầu tư của các doanh nghiệp về nông thôn...

 

Ba là, Đẩy mạnh thực hiện các nội dung xây dựng NTM. Đối với 31 xã về đích cũng như các xã còn lại tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng những tiêu chí đã đạt được.  Đối với huyện chưa có xã đạt chuẩn NTM phải chỉ đạo các xã điểm để làm cơ sở rút kinh nghiệm chỉ đạo trên diện rộng tại địa phương.

 

Bốn là, Tập trung chỉ đạo, hỗ trợ tạo điều kiện khuyến khích phát triển, nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả cao để nâng cao thu nhập của người dân. Tích cực tìm giải pháp để giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả sản xuất một số cây, con, sản phẩm ngành nghề, làng nghề trên cơ sở tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch, cơ cấu cây trồng, vật nuôi có lợi thế, có thị trường và hiệu quả cao. Quan tâm chỉ đạo tốt hơn việc dồn điền, đổi thửa, gắn với quy hoạch lại đồng ruộng, đẩy mạnh cơ giới hoá các khâu sản xuất, chế biến, ứng dụng KHCN, xây dựng và nhân rộng mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

 

Năm là, Quan tâm thực hiện công tác đào tạo, tập huấn; chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ xây dựng NTM trên địa bàn tập trung vào các nội dung, chuyên đề như xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý dự án, tuyên truyền, vận động, các thiết chế cơ sở văn hóa

 

Sáu là, Tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo của BCĐ các cấp. Hàng năm, BCĐ các cấp tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện chương trình trong năm, xác định phương hướng nhiệm vụ thực hiện kế hoạch năm sau; xếp loại và công nhận các xã đạt chuẩn NTM; đồng thời, thực hiện công tác thi đua khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho chương trình. Thường xuyên nắm bắt, phát hiện những cách làm hay, mô hình tốt để phổ biến ra diện rộng.

 

Bảy là, Tiếp tục chủ động tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ, lồng ghép từ các chương trình triển khai thực hiện trên địa bàn, làm tốt công tác vận động các tổ chức, DN, cá nhân, con em thành đạt cùng chung tay góp sức hoàn thiện các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, phấn đấu các tiêu chí NTM đạt chuẩn 100%.

 

P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

                                                                         

 

                                                               Đinh Thắng (T.H)

 

 

 

Các tin khác

Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cùng đoàn công tác thắp hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan.
Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và lãnh đạo các Ban xây dựng Đảng tỉnh trao đổi với Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Bôi về kết quả thực hiện NQT.ư 4 (khóa XI).
Cán bộ Chi cục BVTV tỉnh hướng dẫn nông dân xã Thanh Hối (Tân Lạc) cách chăm sóc, bảo quản bưởi khi đến vụ thu hoạch.

Đà Bắc trên đường đổi thay

(HBĐT) - Đưa chúng tôi đi thăm 3 trường được xây dựng khang trang, đạt chuẩn, đồng chí Đinh Thanh Xuân, Chủ tịch UBND xã Hào Lý (Đà Bắc) phấn khởi cho biết: Tính đến nay, Hào Lý đã đạt 14 tiêu chí NTM. Đời sống người dân đổi thay rõ rệt, những ngôi nhà mới được xây dựng, đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa kiên cố, sạch đẹp. Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 25,2%. Toàn xã có 82% hộ đạt gia đình văn hóa, 8/9 thôn được công nhận làng văn hóa, 4 cơ quan đều đạt văn hóa.

Tuổi trẻ huyện Lương Sơn lan tỏa việc làm theo Bác Hồ

(HBĐT) - Đến thôn Sấu Hạ, xã Thanh Lương (Lương Sơn) hôm nay, con đường từ đầu đến cuối làng đều có ánh đèn điện chiếu sáng. Không chỉ là sự chung tay của thanh niên cùng địa phương xây dựng NTM, đoạn đường “Thắp sáng đường quê” còn được nhận định: ánh điện “chạy đến đâu”, mang theo niềm vui cho bà con đến đấy. Người dân nơi đây chia sẻ: Đoạn đường này trước kia tối om, ban đêm ít người dám qua lại nhưng bây giờ thôn, xóm gần như thành thị rồi.

Nở rộ các phong trào phụ nữ thi đua yêu nước

(HBĐT) - Đồng chí Hoàng Thị Duyên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ về thi đua yêu nước, những năm qua, các cấp Hội LHPN trong tỉnh triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt, năm 2015 là năm có nhiều sự kiện chính trị quan trọng, vì vậy ngay từ đầu năm, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội chủ động xây dựng kế hoạch phát động đợt thi đua đặc biệt và phong trào thi đua trong các cấp Hội. Các phong trào được thực hiện sáng tạo, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, của Hội. Trên 135.800 cán bộ, hội viên phụ nữ (CB-HVPN) đã đăng ký thực hiện các tiêu chí của phong trào thi đua; trên 121.900 hội viên đạt 3 tiêu chí (bằng 94,59%).

Những người lính cựu trên mặt trận phát triển kinh tế

(HBĐT) - Mỗi người một chiến trường, một đơn vị khác nhau, sau khi hoàn thành nghĩa vụ cao cả với đất nước họ trở về cuộc sống đời thường. Với truyền thống, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, các CCB ở huyện Lạc Thuỷ đã vượt qua khó khăn, vươn lên tiếp tục cống hiến công sức, trí tuệ trên mặt trận phát triển kinh tế.

Năng động, sáng tạo, nỗ lực vượt khó, giành thắng lợi mới

(HBĐT) - Chúng ta vừa đi qua năm 2015, một năm kinh tế đất nước có nhiều khó khăn, thách thức gay gắt do biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, nhất là tình hình tranh chấp chủ quyền căng thẳng ở biển Đông, biến động kinh tế khu vực và thế giới. Diễn biến thất thường của thời tiết, rét đậm, rét hại hồi đầu năm; hạn hán, nắng nóng kéo dài nhiều tháng và đợt mưa lũ lịch sử gây ngập úng, sạt lở nhiều nơi trong tỉnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Đoàn kết, sáng tạo, đổi mới xây dựng quê hương ngày càng phát triển

Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

 

Năm 2015, mặc dù kinh tế đã phục hồi song vẫn thấp hơn dự báo, sản xuất chưa có chuyển biến mạnh, sản phẩm hàng hóa tiêu thụ chậm, tín dụng tăng trưởng thấp, khả năng hấp thụ vốn cho sản xuất, kinh doanh hạn chế, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tình hình thời tiết diễn biến bất lợi cho sản xuất, kết cấu hạ tầng, trình độ quản trị doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều yếu kém là những cản trở lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục