Cán bộ phòng Lý luận chính trị, lịch sử Đảng (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy) thẩm định công trình lịch sử Đảng bộ cấp xã.
(HBĐT) - Xác định vị trí, vai trò quan trọng của lịch sử Đảng bộ địa phương, ngày 21/10/2002, Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 23-CT/TU về tăng cường công tác sưu tầm sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ. Giao Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy là cơ quan trực tiếp tham mưu. ở các Đảng bộ trực thuộc bố trí cán bộ phụ trách theo dõi. Tại 11 huyện, thành phố, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo và ở cấp cơ sở là Phó Bí thư TT cấp ủy phụ trách. Cơ chế, chính sách đối với công tác này cũng được quan tâm. Các huyện, thành ủy hỗ trợ kinh phí cho các xã, phường, thị trấn; nhiều cơ sở, kể cả các đơn vị kinh tế đã ra nghị quyết tiết kiệm chi để sưu tầm, biên soạn lịch sử.
Qua hơn 13 năm thực hiện Chỉ thị đã cho thấy những chuyển biến tích cực. Nhiều đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu được tổ chức triển khai. Nhận thức về vị trí, vai trò, tính cấp thiết của việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng của các cơ quan, cán bộ, đảng viên và nhân dân được nâng lên. Không chỉ cán bộ chuyên trách mà các cộng tác viên, lão thành cách mạng, nhân chứng lịch sử và quần chúng nhân dân cũng tích cực tham gia.
Đồng chí Triệu Văn Tiến, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho biết: Ban đã chủ động tham mưu BTV Tỉnh ủy ban hành các quyết định triển khai một số công trình, đề tài lịch sử cấp tỉnh. Trong đó đã hoàn thành biên soạn đề tài: Bộ lịch sử Đảng bộ tỉnh 1929 - 2010, Đảng bộ tỉnh qua các kỳ đại hội 1945 - 2005. Trong 3 năm (2013 - 2015), BTV Tỉnh ủy đã dành kinh phí hàng tỉ đồng phục vụ triển khai các công trình, đề tài lớn. Tiêu biểu là biên tập, bổ sung, chỉnh sửa nâng cao và xuất bản cuốn Địa chí tỉnh Hòa Bình. Phối hợp tổ chức hội thảo, biên tập, xuất bản cuốn kỷ yếu Bộ đội Tây Tiến với tỉnh Hòa Bình. Thu thập tài liệu trong nước và nước bạn Lào để báo cáo và đề nghị Ban Bí thư T.ư Đảng về chủ trương đầu tư xây dựng, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào tại tỉnh, di tích Đài phát thanh Pha-thét Lào; tổ chức thành công hội thảo khoa học về giá trị lịch sử di tích địa điểm huấn luyện chính trị và Đại hội trù bị II Đảng nhân dân cách mạng Lào tại Bộ CHQS tỉnh.
Các Đảng bộ đều xây dựng kế hoạch biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ. 11/11 huyện, thành phố đã xuất bản cuốn lịch sử Đảng bộ đến năm 2000 hoặc năm 2010. Huyện Kỳ Sơn, Kim Bôi, Mai Châu đã xuất bản cuốn Đảng bộ huyện qua các kỳ đại hội. Huyện Lạc Thủy, Yên Thủy đã chỉ đạo biên tập, chỉnh lý, bổ sung lịch sử Đảng bộ huyện. Đảng bộ Quân sự tỉnh đã xuất bản 3 đề tài lớn; Đảng bộ Công an tỉnh xuất bản 3 tập biên niên sử 1945 - 2000. Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh xuất bản lịch sử Đảng bộ Khối 1958 - 2013. Cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã cũng tích cực khai thác các tư liệu lịch sử, huy động nguồn lực tham gia sưu tầm, biên soạn. Mỗi đơn vị được Đảng bộ huyện, thành phố hỗ trợ 30 - 50 triệu đồng khi sưu tầm, biên soạn.
Từ khi thực hiện Chỉ thị số 23 đến nay, mỗi năm, toàn tỉnh xuất bản khoảng 10 đầu sách lịch sử. Riêng từ năm 2013 - 2015 xuất bản 57 cuốn (cấp xã 42 cuốn). Các ấn phẩm được phê duyệt đề cương và tổ chức theo quy trình khoa học: sưu tầm - nghiên cứu, biên soạn, hội thảo, thẩm định - xuất bản - tuyên truyền. Các ấn phẩm tái hiện khá đầy đủ, chân thực lịch sử cách mạng của địa phương, đơn vị đảm bảo sự thống nhất chung nhưng vẫn thể hiện được đặc thù riêng. Kết quả đó đã bổ sung nhiều tư liệu, sự kiện có giá trị, làm rõ hơn những vấn đề lịch sử, góp phần đấu tranh chống lại các thế lực thù địch mưu toan xuyên tạc lịch sử. Đồng thời, thiết thực giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên, nhân dân; là cơ sở để giải quyết chính sách với người có công và xác minh, bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa.
Song, công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng còn những khó khăn, hạn chế. Có đơn vị chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của công tác lịch sử Đảng. Một số sở, ngành khối Nhà nước ít quan tâm đến công tác này. Nhiều cán bộ phụ trách chưa được đào tạo chuyên môn về lịch sử. Kinh phí hạn hẹp, tài liệu bị hư hỏng do chiến tranh, nhân chứng ngày một ít đi. Chất lượng một vài công trình, nhất là ở cấp cơ sở chưa cao. Mục tiêu đề ra đến năm 2010 trên 70% đơn vị cấp tỉnh và 50% đơn vị cấp xã xuất bản được lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống chưa đạt. Đến cuối năm 2015 mới có 50% đơn vị cấp tỉnh và 47% đơn vị cấp xã xuất bản được lịch sử Đảng bộ. Mục tiêu của các Đảng bộ trực thuộc phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành xây dựng lịch sử Đảng bộ cơ sở cũng không đạt.
Theo đồng chí Triệu Văn Tiến, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục quán triệt thực hiện Chỉ thị 23 của BTV Tỉnh ủy. Xác định rõ vị trí, vai trò của lịch sử Đảng. Làm tốt quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và kiện toàn đội ngũ cán bộ phụ trách. Nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn. Phấn đấu đến năm 2020 có 80% đơn vị cấp xã, 90% đơn vị cấp tỉnh xuất bản lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống, kỷ yếu. Đảng bộ các huyện, thành phố tiếp tục sưu tầm, chỉnh lý, bổ sung các tập lịch sử đã xuất bản để hoàn chỉnh, xuất bản bộ lịch sử Đảng bộ từ năm 1930 - 2010. Sưu tầm, nghiên cứu, tổng kết, biên soạn, xuất bản tài liệu các kỳ đại hội Đảng từ năm 1945 - 2010. Có kế hoạch tuyên truyền sau xuất bản để phát huy hiệu quả theo phương châm Bác Hồ đã dạy Dân ta phải biết sử ta.
Cẩm Lệ
(HBĐT) – Tổng kết công tác MTTQ tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; Ban quản lý các KCN tỉnh tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6/2016; hội thi gia đình hạnh phúc huyện Kỳ Sơn năm 2016; tăng mức phạt đối với nhiều vi phạm giao thông từ ngày 1/8; năng suất lúa chiêm xuân ước đạt trên 56 tạ/ha. Phóng sự: Lao động địa phương có cơ hội tìm kiếm việc làm thông qua sàn giao dịch việc làm.
Sáng 6-6, tại Trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Lao động Triều Tiên, do đồng chí Chuê Thê Bốc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Đảng Lao động Triều Tiên dẫn đầu thăm Việt Nam để thông báo kết quả Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Lao động Triều Tiên và chúc mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
(HBĐT) - Ngày 7/6, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức hội nghị phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2016. Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng 30 người có uy tín tiêu biểu đến từ 11 huyện, thành phố.
(HBĐT) - Hội CCB huyện Lạc Thủy vừa tổ chức hội nghị tổng kết phong trào “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” lần thứ 4, giai đoạn 2011 - 2016.
(HBĐT) - Đảng bộ huyện Lạc Thủy có 49 tổ chức cơ sở Đảng với gần 5.000 đảng viên. Trong đó có 15 Đảng bộ xã, thị trấn; 9 Đảng bộ cơ quan, doanh nghiệp, LLVT; 25 chi bộ trực thuộc Huyện ủy; 272 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở. Thực hiện Chỉ thị số 39, ngày 5/11/2014 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý đảng viên ở cơ sở, BTV Huyện ủy đã ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện nghiêm túc trong toàn Đảng bộ, qua đó góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên.
(HBĐT) - Chiều 6/6, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác MTTQ tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 -2021. Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Thị Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy; Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các ban, ngành, đoàn thể tỉnh.