Bác Hồ đến thăm gia đình đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc. ảnh: t.l

Bác Hồ đến thăm gia đình đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc. ảnh: t.l

(HBĐT) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình. Bác Hồ khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng CNXH là phải chú ý hạt nhân cho tốt.

 

Theo Người, quan tâm đến gia đình nhỏ trước tiên là phải thực hiện nam nữ bình quyền. Với quan điểm đó, sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, đánh dấu một thời kỳ mới trong quá trình phát triển xã hội của dân tộc ta, vấn đề xây dựng gia đình mới đã được Hiến pháp thông qua với nhiều điểm tiến bộ. Trong quan hệ gia đình, nam - nữ bình đẳng như nhau, chế độ hôn nhân được pháp luật quy định là một vợ một chồng.  

Trải qua các thời kỳ lịch sử, quan hệ gia đình ngày một củng cố và hoàn thiện góp phần thúc đẩy việc hình thành và từng bước hoàn thiện quyền dân chủ trong quan hệ gia đình Việt Nam. Trong khi chú trọng xây dựng gia đình mới từ vật chất đến tinh thần, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra và phê phán những thói hư, tật xấu trong gia đình như đánh vợ, ép duyên con, tảo hôn...  

Như thế, gia đình nào xây dựng được những mặt tốt và gạt bỏ những mặt xấu như Hồ Chí Minh đã chỉ ra thì sẽ tạo thành gia đình mới, gia đình văn hóa, tiên tiến. Đó không chỉ là môi trường để giáo dục nhân cách con người Việt Nam mà còn là cơ sở để xây dựng đời sống mới trong xã hội mới.  

Để xây dựng thành công XHCN cần có những gia đình mới và những con người mới. Đó là những gia đình thật sự văn hóa, có tôn ty trật tự. Theo Bác, một gia đình mới, một gia đình tốt trong XHCN là một gia đình mà trong đó các thành viên phải biết yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ những khó khăn trong công việc, nam nữ bình đẳng. Phải đề cao và tôn trọng người phụ nữ. Xuất phát từ yêu cầu của thực tế, để đảm bảo hạnh phúc gia đình và xây dựng gia đình mới ngày càng tốt đẹp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xây dựng Hiến pháp và Luật Hôn nhân và gia đình. Gia đình là một tế bào của xã hội, là cơ sở tạo nên xã hội rộng lớn. Do đó, sự trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình.

Nhận thức gia đình có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển của đất nước, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm công tác chăm lo xây dựng gia đình bằng nhiều chủ trương, chính sách cụ thể. Đặc biệt, nhằm đưa gia đình Việt Nam phát triển phù hợp với thời đại, Ban Bí thư T.ư Đảng đã ban hành Chỉ thị số 49-CT/TW “Về xây dựng gia đình trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Gia đình là tế bào của xã hội, cái nôi nuôi dưỡng và là môi trường quan trọng hình thành, giáo dục nhân cách của trẻ em. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc là góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.  

Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 hằng năm là dịp đểtôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam; tổ chức các hoạt động thiết thực, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình hướng tới sự phát triển bền vững, nhất là gia đình trong xã hội hiện nay. Đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về gia đình đã mở ra điều kiện thuận lợi cho việc củng cố và phát triển gia đình Việt Nam. Đặc biệt, ngày 29/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu chung mà Chiến lược hướng tới là xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội. Chiến lược cũng đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2015 đạt 85% và năm 2020 đạt 95% hộ gia đình dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con, cháu, tạo điều kiện cho con, cháu phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức và tinh thần. Phấn đấu đến năm 2015 đạt 85% và năm 2020 đạt 95% hộ gia đình thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo ông, bà, chăm sóc cha, mẹ, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ... Chiến lược cũng đưa ra mục tiêu nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình. Hằng năm, trung bình giảm từ 10 - 15% hộ gia đình có bạo lực, có người mắc tệ nạn xã hội.  

30 năm đổi mới, xã hội và con người Việt Nam đã có những đổi thay đáng kể. Kinh tế hộ gia đình có bước phát triển mạnh, trở thành bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần không nhỏ vào quá trình xoá đói giảm nghèo. Công tác DS/KHHGD, chăm sóc giáo dục trẻ em đã tích cực góp phần xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, xã hội ngày càng ổn định và phát triển. Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công thu hút sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc và tô đậm thêm giá trị nhân văn của gia đình Việt Nam...  

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong gia đình Việt Nam hiện nay. Hiện tượng tảo hôn ở miền núi, tình trạng ly hôn, ly thân, chung sống không kết hôn gia tăng đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Sự xung đột giữa các thế hệ về lối sống và việc chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Bạo lực gia đình, tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em bị xâm hại, trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em vi phạm pháp luật có chiều hướng phát triển...

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng giao lưu văn hoá với thế giới, ngoài yếu tố tích cực, hội nhập cũng đã mang theo vào đất nước ta những tư tưởng, văn hoá không lành mạnh, tác động và làm suy giảm, mai một giá trị truyền thống của dân tộc ta. Vì thế, trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của gia đình là điều rất cần được coi trọng; trong đó phụ nữ giữ vai trò chủ đạo. Trong bối cảnh đất nước và quốc tế đang có những thay đổi về mọi mặt, đặc biệt từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, thực hiện CNH, HĐH đất nước, gia đình Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng cơ bản của mình, trong đó đề cao và nhấn mạnh chức năng xã hội hóa cá nhân hình thành nhân cách con người.  

Để khắc phục những hạn chế, những nguy cơ đối với gia đình theo quan điểm tư tưởng của Bác và định hướng của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng gia đình trong thời kỳ mới, cần nâng cao trình độ dân trí cho toàn dân, tăng cường giáo dục về vai trò và trách nhiệm của gia đình, của xã hội đối với sự phát triển của các thành viên nhằm phát huy mọi khả năng của gia đình tham gia vào sự nghiệp xây dựng đất nước, thực hiện thành công Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

 

                                        Trích theo Tạp chí Xây dựng Đảng

 

Các tin khác

Cán bộ Phòng Nội vụ huyện Tân Lạc  thẩm định văn bằng, chứng chỉ gốc của đội ngũ  viên chức mới được tuyển dụng năm 2016.
Đến nay, xã Yên Trị (Yên Thủy) đã cải tạo được 34,4 ha vườn tạp để trồng các loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao.
Không có hình ảnh

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm việc với Hội Khuyến học tỉnh

(HBĐT) - Ngày 24/6, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Hội Khuyến học tỉnh. Dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể.

Tập huấn nghiệp vụ báo cáo viên, tuyên truyền miệng năm 2016

(HBĐT) - Trong 3 ngày (22-24/6), Ban Tuyên giáo Huyện ủy Lạc Sơn phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo cáo viên, tuyên truyền miệng cho 140 báo cáo viên cấp huyện, báo cáo viên cơ sở trên địa bàn huyện.

Đoàn nhà báo Campuchia thăm Báo Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 24.6, Đoàn nhà báo Campuchia, do ông Has Sam Ath, Cố vấn Bộ trưởng, kiêm Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tài chính và Hành chính (Bộ Thông tin Campuchia) làm trưởng đoàn đã đến thăm Báo Hòa Bình.

Triển khai các hoạt động kỷ niệm 69 năm ngày Thương binh, liệt sỹ

(HB ĐT) - Ban chỉ đạo chăm sóc người có công và xây dựng điều hành quỹ “Đền ơn - đáp nghĩa” tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 63 về triển khai công tác chăm sóc người có công năm 2016 và tổ chức các hoạt động kỷ niệm 69 năm ngày Thương binh, liệt sỹ trên địa bàn tỉnh.

Trao tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng cho đồng chí Đinh Đăng Lượng

(HBĐT) - Chiều 23/6, BTV Tỉnh ủy đã tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng cho đồng chí Đinh Đăng Lượng, nguyên Ủy viên BTV Tỉnh ủy, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh. Tham dự có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến một số vấn đề quan trọng của tỉnh

(HBĐT) - Chiều 23/6, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã chủ trì hội nghị BTV Tỉnh ủy cho ý kiến một số vấn đề quan trọng của tỉnh. Dự hội nghị có các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; đại diện các Ban xây dựng Đảng T.Ư; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục