(HBĐT) - Tính đến nay, sau 5 năm triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), tỉnh ta đã đạt một số kết quả tích cực. Thông qua việc huy động nguồn lực để hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR), chính sách này được đánh giá là giải pháp hữu hiệu nhằm khuyến khích người dân và chính quyền cơ sở tích cực nâng cao vai trò trong công tác QLBVR, đồng thời làm thay đổi tư duy và hành động của các đối tượng cung ứng, sử dụng DVMTR, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

 

Đồng chí Đinh Quang Long, Phó Giám đốc Sở NN &PTNT, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) của tỉnh cho biết: Thực hiện chủ trương xã hội hóa lâm nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả DVMTR. Trong bối cảnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước cho công tác QLBVR chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, đây được đánh giá là giải pháp hữu hiệu nhằm huy động nguồn tài chính ổn định và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa cung ứng và sử dụng DVMTR. Tại tỉnh ta, sau 5 năm triển khai chính sách này, tuy bước đầu còn nhiều khó khăn, song đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận. Đến nay, chúng ta đã cơ bản hoàn hành công tác rà soát diện tích rừng và đối tượng cung ứng DVMTR; xây dựng đề án, dự án thực hiện chính sách chi trả DVMTR các lưu vực nhà máy thủy điện; ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc và tuyên truyền đến các chủ rừng, đơn vị sử dụng DVMTR; đôn đốc, hướng dẫn hoàn thành công tác nghiệm thu và thanh toán tiền DVMTR cho các chủ rừng đảm bảo thời gian quy định; đẩy mạnh việc tuyên truyền về chính sách, qua đó tác động mạnh mẽ đến ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc QLBVR, tăng cường hiệu quả thực thi Luật BV &PTR của chính quyền các cấp.

Được hưởng lợi từ chính sách chi trả DVMTR, cộng đồng dân cư vùng đầu nguồn sông Đà (xóm Mọc, xã Đồng Nghê, huyện Đà Bắc)đã nâng cao trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Để chính sách chi trả DVMTR được triển khai đồng bộ và hiệu quả, hàng năm, Sở NN &PTNT - với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên trách đã chỉ đạo Ban điều hành Quỹ BV &PTR chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh tuyên truyền chính sách; rà soát đối tượng sử dụng DVMTR để làm cơ sở theo dõi, giám sát và thu tiền sử dụng dịch vụ. Cùng với đó, Hội đồng quản lý Quỹ thường xuyên thực hiện tốt việc giám sát hoạt động, đánh giá kết quả triển khai tại địa phương, qua đó kịp thời tháo gỡ vướng mắc, đảm bảo thực hiện chính sách một cách hiệu quả. Về tác động của chính sách đối với công tác BV &PTR, lãnh đạo Sở NN &PTNT nhìn nhận: Chính sách này tạo cơ chế thiết thực giúp các địa phương huy động được nguồn lực tài chính để trực tiếp đầu tư cho công tác QLBVR. Thông qua các hợp đồng ủy thác ký kết, nguồn thu từ DVMTR được sử dụng để hỗ trợ kinh phí hàng năm cho công tác QLBVR của các chủ rừng (là tổ chức, cộng đồng dân cư, người dân có sở hữu diện tích rừng), hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động của tổ đội bảo vệ rừng thôn xóm, hoạt động công ích tại cộng đồng dân cư thôn xóm, chi trả trực tiếp giúp cải thiện sinh kế cho người trồng rừng Nhìn chung, các địa phương đã huy động và sử dụng hiệu quả nguồn thu từ DVMTR. Đây là nguồn tài chính quan trọng kết hợp với nguồn vốn ngân sách góp phần tăng thu nhập cho các đối tượng cung cấp DVMTR, nâng cao trách nhiệm QLBVR của chủ rừng, từ đó củng cố và nâng cao hiệu quả công tác BV &PTR tại địa phương.

 

Theo kết quả thống kê từ năm 2011 đến nay, Quỹ BV &PTR của tỉnh đã huy động được 53.740 triệu đồng. Cụ thể, trong số 52.562 triệu đồng tiền DVMTR, Quỹ nhận tiền ủy thác từ Quỹ BV &PTR Việt Nam 49.500 triệu đồng, thu nội tỉnh 3.062 triệu đồng. Đối tượng thu chủ yếu là các đơn vị sử dụng DVMTR trong lĩnh vực thủy điện (51.856 triệu đồng) và nước sạch (706 triệu đồng). Từ nguồn quỹ này, hàng năm, UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt mức chi trả DVMTR để làm căn cứ tổ chức thực hiện. Theo tính toán, đến nay, tổng số tiền đã được Quỹ BV &PTR của tỉnh chi trả 46.072 triệu đồng /53.740 triệu đồng (tổng nguồn tiền DVMTR nhận ủy thác, thu nội tỉnh tính đến ngày 31/12/2015. Còn lại 7.668 triệu đồng, gồm: tiền nhận ủy thác, thu nội tỉnh, trồng rừng thay thế, dự phòng được chuyển sang kế hoạch chi trả năm 2016). Đã giải ngân, thanh toán cho chủ rừng tại 3 lưu vực: Nhà máy thủy điện Hòa Bình, lưu vực Nhà máy Bá Thước II, lưu vực nhà máy Suối Nhạp A với tổng số tiền 41.179 triệu đồng. Trong đó, chi trả cho chủ rừng là Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng 4.446 triệu đồng; chủ rừng là Công ty Lâm nghiệp 1.162 triệu đồng; chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư 35.462 triệu đồng; chủ rừng khác 107 triệu đồng. Tính đến cuối tháng 7/2016, Quỹ BV &PTR của tỉnh đã hoàn thành việc ký kết hợp đồng ủy thác chi trả với các đơn vị sử dụng DVMTR nội tỉnh gồm 6/6 nhà máy thủy điện, 1 nhà máy nước và 2 đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch. Hiện, tổng diện tích rừng quản lý, bảo vệ được chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh là 280.464 lượt ha (bình quân khoảng 80.178 ha rừng, chiếm 1/3 tổng diện tích rừng trên địa bàn toàn tỉnh). Điều đáng ghi nhận là sau 5 năm triển khai thực hiện, chính sách chi trả DVMTR đã tác động mạnh mẽ đến ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thực thi hiệu quả Luật BV &PTR, hạn chế những tác động xấu và giữ ổn định được nguồn tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh.

 

 

                                                                               Thu Trang

 

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục