(HBĐT) - Phát triển tài sản trí tuệ, xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu là Chương trình lớn được Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân quan tâm trong những năm gần đây. Phóng viên Báo Hòa Bình phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng KH & CN tỉnh về nội dung này.



Ảnh: Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch hội đồng KHCN tỉnh thăm mô hình được chứng nhận tập thể nhãn Sơn Thủy(Kim Bôi)


PV: Xin đồng chí cho biết những quan tâm của tỉnh đối với chương trình phát triển tài sản trí tuệ?

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng: Hỗ trợ xây dựng, quản lý, phát triển tài sản trí tuệ là cách nói khác của phát triển thương hiệu nhằm nâng cao giá trị, năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các tổ chức, cá nhân và địa phương nhằm định vị sản phẩm, tạo danh tiếng cho hàng hóa để hấp dẫn người tiêu dùng trong và ngoài nước. Quan tâm đến vấn đề này, tỉnh đã có nhiều hoạt động nâng cao nhận thức về xây dựng, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân. Đặc biệt là mới đây, UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1132/QĐ – UBND ngày 9/5/2018 phê duyệt chương trình phát triển tài sản trí tuệ.

Chương trình được thực hiện áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân (trừ các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) trên địa bàn tỉnh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu. Các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên địa bàn. Các nhiệm vụ của Chương trình trong giai đoạn 2018 – 2020 được ưu tiên hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm/dịch vụ đặc sản, truyền thống, nổi bật của tỉnh. Trong giai đoạn này, tỉnh sẽ thực hiện hỗ trợ đăng ký, khai thác, áp dụng các sáng chế, giải pháp hữu ích của tổ chức, cá nhân. Đẩy mạnh đăng ký bảo hộ các loại nhãn hiệu gồm nhãn hiệu/ nhãn hiệu chứng nhận/nhãn hiệu tập thể/chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc trưng của địa phương, ưu tiên hỗ trợ các đặc sản, sản phẩm lợi thế, có tiềm năng xuất khẩu để hình thành một số thương hiệu mạnh của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập cho người dân và doanh nghiệp.

PV: Xin đồng chí cho biết mục tiêu tỉnh tập trung hướng tới và vai trò của các cấp, ngành trong phát triển thương hiệu, phát triển tài sản trí tuệ?

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng: Trong Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh giai đoạn 2018 – 2020 có 35 sản phẩm hỗ trợ cấp chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể; 30 sản phẩm hỗ trợ cấp nhãn hiệu. Mục tiêu cụ thể của chương trình đảm bảo ít nhất 80% các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ tạo lập và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó ưu tiên các tài sản trí tuệ là sáng chế, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý dùng cho các đặc sản của tỉnh.

Toàn tỉnh phấn đấu đến hết năm 2020 có thêm 30 nhãn hiệu, 15 nhãn hiệu tập thể nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ cho ít nhất 2 sáng chế/giải pháp hữu ích, trong đó ưu tiên các sáng chế/giải pháp hữu ích nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm. Các hạng mục hỗ trợ gồm hỗ trợ đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực về quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ cho 100% các chủ thể có sản phẩm/dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Hỗ trợ các chủ sở hữu quyền trong các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại và mở rộng, phát triển thị trường.

Để phát triển thương hiệu, phát triển sở hữu trí tuệ đảm bảo mục tiêu nhiệm vụ đề ra và bền vững cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các sở, ngành, các địa phương. Trong đó, Sở Khoa học & Công nghệ là đơn vị chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố và ngành liên quan đề xuất danh mục tài sản trí tuệ trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện; Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện chương trình; Sở Công Thương đề xuất các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm công nghiệp, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường thương hiệu các đặc sản và sản phẩm ngành nghề nông thôn; Sở NN & PTNT đề xuất, xác định các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ và lồng ghép các chương trình khác cho các đặc sản, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề có lợi thế. Dành kinh phí thuộc chương trình MTQG xây dựng NTM và các Chương trình nông nghiệp khác để xây dựng, phát triển các thương hiệu sản phẩm nông lâm thủy sản và các sản phẩm làng nghề; Sở Thông tin truyền thông, Báo Hòa Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tuyên truyền về sở hữu trí tuệ, quảng bá, phát triển thương hiệu, tham gia bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho chủ thể theo nội dung của Chương trình; UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến Chương trình, các quy định của pháp luật đến các tổ chức, cá nhân, chủ động đề xuất, xây dựng các nhiệm vụ thuộc Chương trình…

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

B.M (thực hiện)

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục