(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Kim Bôi đã quy hoạch phát triển sản xuất theo vùng, chú trọng thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM).


Nông dân xã Đú Sáng (Kim Bôi) đầu tư trồng các loại cây lấy hạt đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

Huyện đã chú trọng chuyển đổi diện tích cấy trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây màu có giá trị kinh tế cao. Xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết sản phẩm có sự tham gia của các doanh nghiệp và HTX, tỷ lệ giá trị sản xuất nông nghiệp được sản xuất dưới hình thức HTX liên kết của huyện đạt xấp xỉ 25%. Toàn huyện có 13/28 HTX, 14 doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi sản phẩm với diện tích trên 410 ha.

Đú Sáng là xã đặc biệt khó khăn của huyện Kim Bôi. Những năm gần đây, người dân đã tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước, liên kết với doanh nghiêp, HTX tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp mang lại hiệu quả cao, góp phần cải thiện bền vững đời sống người dân. Đồng chí Bùi Thanh Sướt, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trên địa bàn xã có 4 công ty tham gia đầu tư liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho người dân. Các công ty, HTX đầu tư giống, vốn, vật tư cho sản xuất, thực hiện bao tiêu sản phẩm. Các loại cây trồng chủ yếu là lặc lày, mướp đắng, bí đỏ lấy hạt, bí xanh. Hiệu quả trồng các cây màu, cây rau theo mô hình liên kết cao gấp 5 - 6 lần trồng lúa. Ông Bùi Thanh Sơn, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xanh Đú Sáng cho biết: Nhiều năm nay, công ty đã phối hợp với các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện mô hình liên kết với nông dân sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, trong đó tập trung trồng bí, lặc lày, ớt, ngô ngọt, mướp đắng, các loại rau… Hiệu quả sản xuất khá khả quan, người dân vẫn có thể thu từ 150 - 200 triệu đồng/ha. Cây bí có thể trồng 1 năm 2 vụ. Ngoài ra, vụ đông bà con có thể trồng thêm cây rau, màu để cải thiện cuộc sống. 

Sản xuất nông nghiệp theo đó có chuyển biến tích cực, tập trung ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng thương hiệu sản phẩm, chuỗi cung ứng tiêu thụ sản phẩm an toàn. Cơ cấu cây trồng tiếp tục được chuyển đổi theo hướng mở rộng diện tích cây ăn quả có múi, nhãn, mía, rau, đậu thực phẩm… vốn là các loại cây trồng đang phát huy lợi thế, tạo dấu ấn ngày càng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Đến nay, trên địa bàn huyện bước đầu hình thành các vùng sản xuất rau an toàn hàng hóa phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, đó là: Vùng sản xuất cây lấy hạt với diện tích khoảng 100 ha/vụ tại các xã: Đú Sáng, Vĩnh Đồng, Xuân Thủy, Hợp Tiến. Vùng cây ăn quả có múi diện tích 1.400 ha tại các xã Tú Sơn, Hùng Sơn, Kim Lập, Vĩnh Tiến, Mỵ Hòa. Vùng nhãn tập trung tại xã Xuân Thủy diện tích gần 300 ha. Vùng sản xuất rau gần 4.000 ha tập trung tại các xã Vĩnh Đồng, Xuân Thủy, Nam Thượng…

Sự chủ động trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chú trọng khoa học – kỹ thuật, phát triển sản xuất an toàn, an toàn lao động đang góp phần phát huy lợi thế, tạo dấu ấn đậm nét trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM ở huyện Kim Bôi. Toàn huyện đã có 4 xã về đích NTM. Kim Bôi có 3 sản phẩm được công nhận nhãn hiệu tập thể là: Nhãn Sơn Thủy, cam Mường Động, bưởi Mường Động; 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao: Bưởi da xanh Hữu Cơ, Trà túi lọc Xạ Mộc Hương, Nước đóng chai Mường Động, Mật ông chanh đào hữu cơ, mứt sấy hữu cơ. Huyện Kim Bôi đang tập trung nguồn lực, hỗ trợ, định hướng cho người dân phát triển sản xuất, đặc biệt chú trọng thu hút doanh nghiệp, HTX tham gia đầu tư liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với xây dựng NTM, nhằm phát triển sản xuất bền vững, mang lại giá trị lâu dài cho người dân.


                                                               Linh Trang


Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục