(HBĐT) - TP Hòa Bình là đô thị loại III, trực thuộc tỉnh, được thành lập theo Nghị định số 126/2006/NĐ-CP, ngày 27/ 10/2006 của Chính phủ. Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đạt và vượt các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đề ra: chỉ tiêu về tăng trưởng, thu hút đầu tư, phát triển đô thị, thu ngân sách, xây dựng NTM, giảm nghèo; văn hóa, xã hội, bảm đảm an sinh cũng đạt được kết quả quan trọng.


TP Hòa Bình huy động các nguồn lự đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị, thương mai hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại II. 

Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, đô thị có nhiều chuyển biến tích cực. Thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được quan tâm. Trong 5 năm, tổng nguồn vốn xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH từ NSNN đạt khoảng 1.800 tỷ đồng, tăng 9% so với nhiệm kỳ 2010-2015. Trên địa bàn thành phố, nhiều dự án đầu tư đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo những tiền đề cơ bản xây dựng TP Hòa Bình trở thành đô thị loại II như: đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình giai đoạn I; cầu Hòa Bình 3; Quảng trường Hòa Bình; dự án shophouse Vincom, phường Đồng Tiến; khu dịch vụ khách sạn và thương mại tổng hợp Định Nhuận... Kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị tương đối đồng bộ, chất lượng; điều kiện nơi ở của Nhân dân được cải thiện. Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại hình thành, phục vụ tốt nhu cầu dân sinh. Hệ thống cấp, thoát nước, điện chiếu sáng, cây xanh đô thị được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Mạng lưới y tế được bao phủ rộng khắp, bao gồm 2 bệnh viện tuyến tỉnh, 1 Trung tâm Y tế thành phố và trạm y tế phường, xã; hàng chục cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập. Quy mô trường, lớp được mở rộng; các thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng; trên địa bàn thành phố hiện có 68 trường mầm non, TH&THCS; 199 nhà văn hóa xóm, tổ dân phố. Người dân thành phố đang hưởng thụ thành quả của đổi mới.

Đồng chí Ngô Ngọc Đức, Bí thư Thành ủy Hòa Bình cho biết: Sau sáp nhập theo Nghị quyết số 830, thành phố có tổng diện tích tự nhiên 348,65 km2, quy mô dân số trên 136.000 người; gồm 19 đơn vị hành chính (10 phường, 9 xã). Đây là một giai đoạn phát triển mới của thành phố. Hiện tại, thành phố còn thiếu một số tiêu chí và tiêu chuẩn về dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng để được công nhận là đô thị loại II của tỉnh. Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 – 2025 của Đảng bộ thành phố đã biểu quyết thông qua nghị quyết xây dựng TP Hòa Bình đạt các tiêu chí đô thị loại II trước năm 2025. Để hoàn thành mục tiêu này, thành phố xác định tập trung lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải pháp: Giải pháp về vị trí và tính chất đô thị: Bên cạnh việc xác định TP Hòa Bình là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh, cần cụ thể hóa vị trí và tính chất của thành phố trong quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội và là trung tâm khu vực của vùng Tây Bắc, đô thị cửa ngõ, cầu nối giữa vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Tây Bắc.

Giải pháp về phát triển KT-XH: Tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển các loại hình thương mại, ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, phát triển du lịch sinh thái, sân golf, du lịch tâm linh, khám phá tự nhiên và khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình; ưu tiên phát triển CN-TTCN có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, có thương hiệu gắn với xây dựng NTM.

Giải pháp về quy hoạch, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, thu hút đầu tư: Hoàn thành lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hòa Bình đến năm 2045. Lập chương trình phát triển đô thị TP Hòa Bình giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030. Chỉnh trang, nâng cấp, nhân rộng các tuyến đường, tuyến phố kiểu mẫu về văn minh, trật tự đô thị, an toàn giao thông và đạt quy chuẩn về quản lý xây dựng.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ và chủ động phối hợp nhà đầu tư, doanh nghiệp trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án. Tập trung đầu tư để hoàn chỉnh về hạ tầng khu công nghiệp Mông Hóa, Yên Quang, bờ trái sông Đà; cụm công nghiệp Tiên Tiến, Yên Mông, Dân Chủ để thu hút đầu tư. Xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư cho văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế, xây dựng nhà ở xã hội. 
 Nhóm giải pháp về phát triển dân số: Đến năm 2025, quy mô dân số thành phố khoảng 250 nghìn người (bao gồm cả dân số quy đổi), trong đó, dân số đô thị khoảng 180 nghìn người. Giải pháp đặt ra là thu hút lực lượng lao động, tăng dân số cơ học, mở rộng không gian đô thị (thành phố sẽ hoàn thành đề án thành lập phường Quỳnh Lâm, phường Trung Minh trong năm 2020, phấn đấu thành lập phường Mông Hóa trong năm 2023).

Theo đồng chí Bí thư Thành ủy, để đạt được mục tiêu trên, thành phố cần sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, các sở, ngành chức năng. Đặc biệt là sự tạo điều kiện về cơ chế, chính sách đặc thù về công tác cán bộ, nguồn lực, giải phóng mặt bằng, thu hút nhà đầu tư có năng lực triển khai dự án theo quy hoạch...

        
  L.C


Các tin khác


Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục