(HBĐT) - Cùng với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) đã huy động, vận dụng hiệu quả sức dân để đưa xã cán đích NTM ngay trước thềm năm mới 2021.



Gia đình chị Đặng Thị Quyết (trái) xóm Tra, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) phát triển mô hình trồng bưởi Diễn cho thu nhập ổn định. 

Đồng chí Đinh Thị Cúc, Chủ tịch UBND xã cho biết: Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ lợi ích của việc xây dựng NTM. Từ đó, vận dụng, huy động sức dân góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn xã.

Một trong những nét nổi bật của phong trào "Chung sức xây dựng NTM” ở Toàn Sơn là việc huy động hiệu quả sức dân trong tổ chức, thực hiện xây dựng, cứng hóa đường giao thông nông thôn (GTNT). "Đây là một tiêu chí khó. Bởi ngoài kinh phí đầu tư lớn thì việc vận động người dân giải phóng mặt bằng, hiến đất mở đường luôn là vấn đề nan giải, phức tạp” - đồng chí Đinh Thị Cúc chia sẻ. Tuy nhiên, bằng cách làm sáng tạo, hiệu quả, phù hợp điều kiện thực tế địa phương như: Vận động người có uy tín, già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ trực tiếp vận động con cháu tích cực tham gia hiến đất, ủng hộ vật chất làm đường GTNT; hạt nhân nòng cốt là cán bộ, đảng viên đi đầu, nêu gương làm trước, tự nguyện hiến đất, đóng góp ngày công lao động, ủng hộ vật chất... Từ đó tạo thành phong trào thi đua rộng khắp. Như ở xóm Rãnh, sau khi được tuyên truyền, vận động, dù là gia đình chính sách, nhưng anh Triệu Văn Thủy vẫn tự nguyện hiến hàng trăm m2 đất để làm đường. Tiếp sau gia đình anh Thủy, gia đình các anh Triệu Văn Sơn, Dương Phúc Nhân cũng tự nguyện phá tường, dỡ rào, chặt cây hiến đất cho xóm, xã. Theo gương các gia đình trên, các hộ dân trong xóm có đất hiến đất, hộ không có đất ủng hộ tiền của, vật chất, ngày công cùng cộng đồng dân cư làm đường. Nhờ vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, 100% đường làng, ngõ xóm ở xóm Rãnh đã được bê tông hóa. "Từ phong trào này, dù là địa phương miền núi địa hình phức tạp, các khu dân cư nằm rải rác, không tập trung, nhưng toàn bộ tuyến đường làng, ngõ xóm, liên xóm của xã đều đã được bê tông hóa. Vào mùa mưa không còn lầy lội, trơn trượt. Để hoàn thành tiêu chí này, ngoài kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, phần còn lại hoàn toàn do người dân đóng góp” - đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết thêm.

Bên cạnh đó, với phương châm "xây dựng NTM để làm cho cuộc sống người dân tốt hơn”, cấp ủy, chính quyền xã tập trung lãnh đạo Nhân dân tích cực áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Theo đó, các hộ dân đẩy mạnh chuyển đổi vườn tạp, mạnh dạn đầu tư, đưa mô hình trồng cây có múi, cây dược liệu vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chị Đặng Thị Quyết ở xóm Tra cho biết: Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhiều hộ trong xóm có nguồn thu lên đến hàng trăm triệu đồng/năm, như gia đình chị Đinh Thị Huệ, ông Triệu Văn Hội, Đặng Văn Toàn. Đây là sự thay đổi mà trước đây chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến.

Đồng chí Đinh Thị Cúc, Chủ tịch UBND xã nhấn mạnh: Với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, đưa nhiều mô hình kinh tế vào sản xuất đã góp phần nâng cao thu nhập, đời sống người dân. Năm 2020, thu nhập bình quân của xã đạt trên 36 triệu đồng/người, tăng gấp 2 so với năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 19,5% năm 2019 còn 11,56% năm 2020. Đây chính là yếu tố then chốt để Toàn Sơn cán đích NTM ngay trước thềm năm mới 2021 bằng sự tham gia tích cực của người dân.


Mạnh Hùng

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục