(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp Hội nông dân (HND) trong tỉnh không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, tập trung xây dựng phát triển nền nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện đại và xây dựng người nông dân thời đại mới nắm chắc công nghệ, kinh tế số, đổi mới tư duy nông nghiệp.


Nông dân thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) tăng cường ứng dụng cơ giới hoá để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa vụ mùa.

Nông dân Nguyễn Duy Lành là tấm gương không còn xa lạ với người dân thôn Bột và cả xã Phú Thành (Lạc Thủy). Nhớ về thời gian đầu khởi nghiệp, ông chia sẻ: May mắn được tham gia lớp tập huấn của HND xã, tôi như được khai sáng, tìm được hướng đi đúng đắn để phát triển kinh tế tại quê hương. Cùng sự đồng hành, hỗ trợ về vốn, kỹ thuật sản xuất của các cấp Hội, tôi đã xây dựng mô hình trang trại kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, nhờ ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ cao đem lại nhiều thành công liên tiếp. Từ năm 2012 đến nay, mỗi năm mô hình đem lại nguồn doanh thu từ vài tỷ tới cả chục tỷ đồng.

Với ý chí và sự nhạy bén nắm bắt thời cơ, ông Lành đã nỗ lực vươn lên trở thành một trong những điển hình sản xuất, kinh doanh (SX-KD) giỏi của xã, huyện. Đặc biệt, năm 2017, ông là nhà nông duy nhất của tỉnh được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có những thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào nông dân giai đoạn 2012 - 2016.

Không chỉ ông Lành, từ sự đồng hành, hỗ trợ tích cực của các cấp Hội, trên địa bàn tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều nông dân tiêu biểu trong phong trào thi đua SX-KD giỏi. Họ không ngừng sáng tạo, mạnh dạn tiếp cận và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất để nâng cao giá trị nông sản, nâng cao thu nhập. Nhằm tạo động lực cho hội viên nông dân (HVND) tích cực phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu, HND tỉnh chủ động ký chương trình phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp để tăng cường nguồn lực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất; các hoạt động tư vấn, hỗ trợ HVND tiếp cận KHKT, cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp, xây dựng kinh tế hợp tác ở nông thôn được quan tâm đẩy mạnh. Đồng thời, làm tốt công tác tham mưu, tăng cường phối hợp các sở, ngành triển khai sâu rộng những chính sách liên quan đến phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản.

Trong 10 năm qua (2011-2020), các cấp HND đã hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng trên 320 mô hình kinh tế tập thể với 250 tổ hợp tác và 73 hợp tác xã, góp phần tạo nên các chuỗi liên kết cung ứng bền vững được áp dụng quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Hiện có gần 100 hộ hội viên thu nhập từ 500 triệu - trên 1 tỷ đồng; hàng chục nghìn hộ thu nhập từ 100 - 500 triệu đồng. Tại các địa phương cũng xây dựng được nhiều mô hình sản xuất tập trung như: Mô hình trồng cam (Cao Phong, Kim Bôi); trồng rau hữu cơ Lương Sơn; chăn nuôi dê (Lạc Thủy, Mai Châu); chế tác đá cảnh (Lạc Thủy); nuôi cá lồng (TP Hòa Bình, Đà Bắc); dệt thổ cẩm (Tân Lạc, Mai Châu), trồng bưởi Diễn, bưởi da xanh (Yên Thủy, Tân Lạc)...

Hiệu quả của các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân và phong trào thi đua SX-KD ở các địa phương đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thay đổi mạnh mẽ diện mạo nông thôn. Những cánh đồng mẫu lớn dần hình thành, nhiều vùng sản xuất chuyên canh ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ KHKT, tạo nên những nông sản hàng hoá đặc trưng, chất lượng. Đến nay, toàn tỉnh hình thành 100 chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn; giá trị thu được trên 1 ha đất sản xuất bình quân đạt trên 140 triệu đồng/ha (tăng trên 2,2 lần so với năm 2010).

Đồng chí Lê Văn Thạch, Chủ tịch HND tỉnh cho biết: Để thực hiện hiệu quả các phong trào lớn của Hội, thời gian qua, cán bộ Hội luôn bám sát cơ sở nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình hình sản xuất của hội viên, phối hợp xây dựng các mô hình theo phương châm "cầm tay chỉ việc”. Các cấp HND đã thực sự phát huy được vai trò trung tâm, nòng cốt, làm tốt công tác phát động thi đua. Từ đó thu hút, tạo sự gắn bó ngày càng chặt chẽ giữa tổ chức Hội với hội viên, chất lượng hoạt động của Hội được nâng lên rõ rệt.

Thu Hằng

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục