(HBĐT) - Ngày 5/11, đoàn công tác Bộ NN&PTNT do đồng chí Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình sản xuất cây ăn quả có múi (CAQCM) trên địa bàn tỉnh. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND huyện Cao Phong. 


Trong khuôn khổ chương trình, đoàn đã khảo sát thực tế tại huyện Cao Phong và Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh.

Những năm gần đây, diện tích CAQCM của tỉnh tăng trưởng nhanh, được xác định là nông sản chủ lực của tỉnh, có khả năng chi phối thị trường các tỉnh phía Bắc. Năm 2021, diện tích toàn tỉnh là 10.840 ha, trong đó, gần 8.000 ha ở thời kỳ kinh doanh, sản lượng dự kiến 155.000 tấn; thu nhập bình quân đạt 300 - 350 triệu đồng/ha. Sản xuất được chuyên canh rõ nét theo từng vùng, nhóm sản phẩm như: Vùng cam, quýt tập trung chủ yếu ở huyện Cao Phong, Lạc Thủy, Kim Bôi; vùng bưởi tại huyện Tân Lạc, Yên Thủy, Lương Sơn.

Đến nay, toàn tỉnh có gần 2.120 ha CAQCM được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ… với 38 cơ sở được chứng nhận. Đã xác nhận sở hữu trí tuệ Chỉ dẫn địa lý cho cam Cao Phong, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm bưởi đỏ Tân Lạc, cam Lạc Thủy, cam, bưởi Mường Động (Kim Bôi). Công nhận sản phẩm OCOP 3, 4 sao cho 19 sản phẩm hoa quả tươi, sản phẩm chế biến từ quả có múi.

Kênh tiêu thụ các sản phẩm CAQCM cũng ngày càng đa dạng: Thông qua hợp đồng giữa các công ty, HTX, trang trại với doanh nghiệp; tư thương hợp tác với nhà vườn; bán lẻ trực tiếp; điểm giới thiệu sản phẩm tại khu du lịch, hội chợ… Tuy nhiên, việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật vào bảo quản, sơ chế, chế biến vẫn còn nhỏ lẻ, mang tính thử nghiệm; một số diện tích sử dụng giống chưa đảm bảm chất lượng; đã xảy ra tình trạng dư thừa, giảm giá sâu trong thời điểm chính vụ; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chưa phát triển đồng bộ với việc mở rộng quy mô, diện tích sản xuất…

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Tỉnh đã nghiên cứu, xây dựng đề án tái canh cây có múi trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, trong thời gian tới sẽ chỉ đạo các sở, ngành chức năng tham mưu, phối hợp các viện, vụ của Bộ để triển khai đề án, góp phần đưa tỉnh trở thành địa bàn trọng điểm về cây có múi của quốc gia.

Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đề nghị tỉnh tập trung 3 nhiệm vụ: Tái canh cây có múi, phục hồi đất và thâm canh. Đối với vườn chất lượng tốt tập trung thâm canh. Trong tái canh cây có múi làm tốt khâu chọn giống, xác định giống có chất lượng tốt, sạch, khỏe; thực hiện xét nghiệm, xử lý, cải tạo, phục hồi đất; đảm bảo quy trình thâm canh bền vững. Nâng cao hình ảnh, thương hiệu cho sản phẩm, xây dựng liên kết tổ hợp tác. Các vụ, viện căn cứ vai trò, nhiệm vụ hỗ trợ quy trình canh tác, ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Hòa Bình xây dựng, quản lý cây đầu dòng theo tiêu chuẩn; hỗ trợ khuyến nông, xây dựng vườn mẫu, tuyên truyền, tập huấn để phục vụ nông dân học tập kinh nghiệm thực tế…

T.H


Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục