Là một trong những địa phương thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước sản xuất nên ngay từ đầu vụ chiêm xuân 2024, huyện Yên Thủy đã triển khai linh hoạt nhiều biện pháp phòng chống hạn hán, đảm bảo nguồn nước dự phòng, xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp. Qua đó nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết đến đời sống và sản xuất của người dân.


Nông dân xã Phú Lai (Yên Thủy) đánh luống, chuẩn bị trồng bí xanh trên diện tích đất trồng lúa thiếu nước.

Tại xã Ngọc Lương, nguồn nước được điều tiết hợp lý phục vụ sản xuất, nông dân tranh thủ đắp bờ dẫn nước vào ruộng. Bà Quách Thị Thiếp cho biết: Thời điểm này, một số cây màu và lúa đã hoàn thành gieo trồng, lượng nước vẫn tương đối dồi dào. Tuy nhiên, hàng năm đến khoảng tháng 3, tháng 4 nước phục vụ sản xuất lại thiếu. Do vậy, để không ảnh hưởng tới mùa vụ, nhiều hộ không cấy lúa vụ này mà chủ động chuyển sang trồng các loại cây màu như: ngô, lạc, khoai...

Theo thống kê của Phòng NN&PTNT, toàn huyện Yên Thủy hiện có 159 công trình thủy lợi, trong đó có 71 hồ chứa, 87 bai dâng và 1 trạm bơm điện. Việc điều tiết nước cho vụ chiêm xuân đã đạt trên 90% tiến độ. Ông Nguyễn Huy Sơn, Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi địa bàn huyện cho biết: Công tác dự trữ nước cho mùa nắng hạn trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 7 gặp nhiều khó khăn, do nhiều công trình xây dựng lâu năm nên cần cải tạo, nạo vét để phục vụ sản xuất bởi bị bồi lắng lòng hồ tương đối cao, khiến cho dung tích không đảm bảo đúng quy mô. Chi nhánh đang đề nghị công ty bố trí nguồn vốn để tiến hành nạo vét lòng hồ nhằm đảm bảo diện tích, thiết kế trữ nước tại các hồ chứa. 

Vụ chiêm xuân năm 2024, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện Yên Thủy trên 7.600 ha; trong đó, diện tích lúa 420 ha, ngô 1.600 ha, cây có củ lấy bột khoảng 1.400 ha, mía 1.500 ha, cây công nghiệp ngắn ngày trên 1.700 ha, rau đậu các loại 650 ha... Căn cứ tình hình nguồn nước tại các công trình thủy lợi, nguồn nước phục vụ sản xuất vụ đông xuân đáp ứng được khoảng 55% diện tích gieo trồng. Do đó, sẽ có khoảng 450 ha cây trồng có khả năng bị hạn. Từ tình hình thực tế tại các địa phương, UBND huyện yêu cầu các xã, thị trấn chủ động xây dựng kế hoạch chống hạn. Cùng với đó, các cơ quan chuyên môn của huyện tích cực hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp tưới phun mưa, nhỏ giọt, tưới tiết kiệm nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng tối thiểu vào thời kỳ nhạy cảm về nước tưới của cây trồng, nhất là với cây ăn quả, cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao. Đẩy mạnh chuyển đổi các diện tích đất trồng lúa thiếu nước tưới sang canh tác nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Đồng chí Trịnh Đình Sơn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Thủy cho biết: Huyện phấn đấu hoàn thành mục tiêu của năm 2024 là năng suất, sản lượng của các loại cây trồng hàng năm đều tăng so với năm 2023; đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất vụ chiêm xuân cho trên 1.200 ha cây ăn quả, trên 420 ha lúa. Các hồ đập trên địa bàn huyện cơ bản đã tích trữ nước từ năm trước để phục vụ cho sản xuất vụ xuân năm nay. Đối với những diện tích khó khăn về nước, ngành nông nghiệp chỉ đạo các xã, thị trấn định hướng cho nông dân chuyển sang trồng các loại cây màu như khoai, ngô, lạc, cây công nghiệp ngắn ngày... Tại khu vực 2 xã Bảo Hiệu, Phú Lai có các công trình hồ chứa mới sửa chữa chưa tích được nước, do vậy nông dân cần chủ động chuyển diện tích trồng lúa thiếu nước tưới sang trồng cây màu, tránh tình trạng lúa bị thiếu nước trong thời kỳ phát triển...


Thu Hằng

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục