Cuộc sống nơi làng quê, nhất là ở vùng sâu, xa, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, không phải người nông dân nào cũng sẵn nguồn lực để đầu tư vào sản xuất, thay đổi nếp nghĩ, cách làm cũ hay mở rộng quy mô. Với nhiều người nghèo, cận nghèo, một khoản vốn nhỏ thôi cũng là điều xa vời. Với chủ trương lớn của Đảng "không để ai bị bỏ lại phía sau", đặc biệt qua nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã và đang tiếp thêm sức mạnh cho hàng vạn người dân. Tổ chức Hội Nông dân (HND) các cấp trở thành "cánh tay nối dài" tin cậy, mang nguồn vốn đến với bà con, biến những ước mơ thành hiện thực.


Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, nông dân xã Vầy Nưa (Đà Bắc) phát triển mô hình nuôi cá lồng tăng thu nhập.

Gia đình ông Bùi Văn Tứ, xóm Vành, xã Yên Phú (Lạc Sơn) là hộ thuần nông, thu nhập không ổn định. Ông thấy được tiềm năng của cây cam, cây bưởi vườn nhà, nhưng lại thiếu vốn để đầu tư bài bản, quy mô lớn hơn. Nguồn vốn chính sách qua Ngân hàng CSXH, với sự hướng dẫn, hỗ trợ của các cấp HND huyện đã đến với ông. Khoản vay 150 triệu    đồng khi đó là đòn bẩy quý giá. Có vốn, ông Tứ tập trung đầu tư, mở rộng diện tích. Đến cuối năm 2016, từ diện tích nhỏ ban đầu, gia đình ông đã có 5 ha trồng cam    với gần 2.400 gốc, sản lượng cam hàng năm đạt gần 17 tấn, thu nhập gần 800  triệu đồng, lợi nhuận gần 500 triệu đồng sau khi trừ các chi phí. Từ một hộ thu nhập thấp, nhờ nguồn vốn chính sách và cách làm hiệu quả, gia đình ông Tứ đã vươn lên làm giàu.

Câu chuyện của ông Tứ không phải là cá biệt. Nguồn vốn tín dụng CSXH được chắp cánh bởi sự đồng hành của các cấp HND đã và đang tiếp thêm sức mạnh cho công tác giảm nghèo, ổn định đời sống hội viên nông dân ở khắp các vùng quê. Qua đó củng cố thêm niềm tin của người nông dân vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hiệu quả không chỉ đếm được bằng con số kinh tế, mà còn là giá trị xã hội, sự gắn kết, tin tưởng của hội viên nông dân vào tổ chức hội.

HND các cấp không chỉ là cầu nối trên giấy tờ, mà bám sát cơ sở, phổ biến chính sách, hướng dẫn nông dân từ cách làm hồ sơ đến việc đồng hành, tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình để sử dụng vốn vay hiệu quả nhất. Đến nay, tổng dư nợ nguồn vốn ủy thác của Ngân hàng CSXH do các cấp HND tỉnh quản lý đạt trên 1.357 tỷ đồng, với 25.676 hộ vay vốn, thông qua 624 tổ tiết kiệm và vay vốn. Dù vẫn còn những khoản nợ cần thu hồi, xử lý, nhưng đa phần các tổ đều hoạt động tốt, phản ánh sự quản lý chặt chẽ và ý thức trả nợ của bà con khi sử dụng vốn đúng mục đích.

Đồng chí Bùi Đức Biên, Phó Chủ tịch HND tỉnh cho biết: "Hoạt động ủy thác nguồn vốn tín dụng CSXH qua kênh HND là một trong những nhiệm vụ HND đặc biệt chú trọng. Con số hàng nghìn tỷ đồng dư nợ, hàng vạn hộ được vay vốn không chỉ là kết quả, mà còn cho thấy nguồn vốn chính sách thực sự là đòn bẩy hữu hiệu, giúp hội viên nông dân có điều kiện đầu tư sản xuất, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. Qua những mô hình kinh tế hiệu quả được gây dựng từ nguồn vốn, các cấp HND càng thấy rõ ý nghĩa công việc của mình”.

Để dòng chảy của nguồn vốn chính sách ngày càng thông suốt, hiệu quả hơn, HND các cấp không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, tăng cường tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát. Tất cả nhằm đảm bảo mỗi đồng vốn đến tay người nông dân đều phát huy tối đa hiệu quả, góp phần xây dựng cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn, thực hiện phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau" ngay trên chính mảnh đất quê hương.


Thu Hằng

Các tin khác


Trình bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 19/5, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.

Khởi công cao tốc nối Hòa Bình với Mộc Châu

Ngày 18/5, tỉnh Sơn La tổ chức Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.

Thời điểm vàng để kích cầu nội địa

Kích cầu và thúc đẩy tiêu dùng nội địa được xác định là một trong ba động lực then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2025.

Huyện Mai Châu tạo động lực phát triển từ thu hút đầu tư và kinh tế tập thể

Mai Châu - cái tên gợi nhớ những thung lũng xanh mướt, những nếp nhà sàn ẩn mình trong sương sớm. Mảnh đất này không chỉ có cảnh đẹp làm say lòng người, mà đang rục rịch chuyển mình, đánh thức những tiềm năng còn ngủ yên. Không phải bằng phép màu nào xa xôi, mà bằng chính nội lực từ đất, từ thiên nhiên xinh đẹp và sự đoàn kết, ý chí vươn lên của người dân nơi đây. "Chìa khóa" như những cán bộ tâm huyết của huyện vẫn thường trăn trở nằm ở việc làm sao để "đón" được nhà đầu tư và khơi dậy sức mạnh của kinh tế tập thể - những mảnh ghép tưởng chừng như đơn sơ nhưng lại mang trong mình sức bật mạnh mẽ.

113 tỷ đồng - đồng vốn mang tên bền vững

Sau gần 4 năm, 113 tỷ đồng vốn đầu tư công từng ngày hiện hữu nơi vùng lòng hồ sông Đà qua những mái lớp học mới, những trung tâm học tập cộng đồng khang trang… và những con đường bê tông bám sườn núi như mạch máu dẫn ánh sáng văn minh lên cao.

Bổ sung hạng mục, đẩy nhanh bàn giao nhà làm việc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Chiều 16/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra thực địa công trình nhà làm việc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Tham gia đoàn có lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ cùng một số sở, ngành chức năng. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục