Từ những sản phẩm nuôi trồng tự phát phục vụ gia đình và tiêu thụ tại thị trường nhỏ lẻ, nhiều hợp tác xã (HTX) đã khai thác lợi thế địa phương hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, theo hướng hàng hoá.


Từ ngày tham gia hợp tác xã, gia đình bà Bàn Thị Thinh ở tổ 9, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) có thu nhập ổn định từ cây sả.

Nhiều năm trước, bà Xa Thị Sinh ở xóm Tràm, xã Tân Pheo (Đà Bắc) đã chăn nuôi lợn bản địa. Ngày đó, việc chăn nuôi chỉ để sử dụng vào dịp lễ, Tết hay nhà có công việc. Thức ăn chăn nuôi tận dụng phụ phẩm trong gia đình, nếu nuôi thêm được vài con thì bán cho những hộ xung quanh có nhu cầu. Năm 2021, bà tham gia là hộ liên kết của HTX đa ngành nghề Tâm Cương Tân Minh, việc chăn nuôi của gia đình chuyển theo hướng hàng hóa. Chuồng trại mở rộng, đầu tư chăn nuôi giống lợn bản địa thuần chủng. Giống lợn này được thị trường ưa chuộng bởi thịt thơm ngon. Bà Sinh cho biết: Từ ngày tham gia HTX gia đình tôi mở rộng chăn nuôi và có nguồn thu nhập ổn định. Công việc chăn nuôi phù hợp với địa phương vì tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp và lao động nông nhàn. 

Ông Hà Văn Vững ở xóm Tràm, xã Tân Pheo chăn nuôi lợn bản địa từ nhiều năm nay cho biết: Trước đây nhà tôi chăn nuôi nhỏ lẻ, chỉ vài con để dùng trong gia đình. Tính về kinh tế vẫn thấy nuôi lợn hiệu quả hơn các vật nuôi khác nên gia đình mở rộng quy mô. Với diện tích khoảng 3ha, tôi làm rào thả đồi hơn 70 con, đầu tư chuồng trại đơn giản, không phải chăm sóc nhiều. Tôi dự tính tiếp tục nhân đàn khoảng 200 con. Đây là hướng đi phù hợp với bà con vùng cao Đà Bắc.

Không chỉ gia đình bà Sinh, ông Vững mà nhiều hộ ở các xã vùng cao huyện Đà Bắc đã thay đổi tư duy, cách làm trong chăn nuôi. Việc chăn nuôi không chỉ sử dụng trong gia đình mà còn là nguồn thu nhập chính. 

Bà Hà Thị Tâm, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Tâm Cương Tân Minh chia sẻ: Hiện, quy mô nuôi lợn đen của HTX khoảng 200 con/lứa. HTX liên kết với 25 hộ dân trong xã để đảm bảo nguồn hàng cung cấp cho thị trường. Các hộ liên kết ký cam kết với HTX đảm bảo về nguồn giống,     quy trình kỹ thuật chăn nuôi. HTX đảm bảo thu mua lợn thương phẩm với giá 80.000 đồng/kg. HTX đã đầu tư hệ thống lò mổ cùng trang thiết bị bảo quản, máy hút chân không, đảm bảo thịt lợn luôn tươi ngon đến tay khách hàng, kể cả khách hàng ở xa. Sản phẩm được gắn tem truy xuất nguồn gốc, có mã số, mã vạch rõ ràng. Thịt lợn móc hàm được HTX bán với giá 130.000 đồng/kg; bán lẻ hút chân không 150.000 đồng/kg. Trung bình mỗi tháng, HTX tiêu thụ khoảng 5 tạ lợn thương phẩm. Hiện tại, nhu cầu thực phẩm sạch của người tiêu dùng các tỉnh, thành phố rất lớn. Mỗi năm, vào dịp Tết Nguyên đán chúng tôi không đủ hàng cung cấp cho thị trường. Trung bình dịp Tết tiêu thụ hơn 100 con lợn đen. Tôi tin rằng, sau khi sản phẩm lợn bản địa Tân Minh được công nhận đạt chuẩn OCOP thì thị trường sẽ được mở rộng. Do đó, HTX mong muốn liên kết với các HTX chăn nuôi lợn đen trên địa bàn tỉnh. Từ đó tạo thành chuỗi liên kết ngành lợn đen của tỉnh, đảm bảo nguồn cung cho thị trường các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Trước đây, sản phẩm sả của bà con ở phường Thống Nhất, TP Hòa Bình được trồng để nhà dùng. Gia đình nào có nhiều thì bán nhỏ lẻ ngoài chợ. Từ khi HTX nông nghiệp bản Dao Thống Nhất được thành lập, triển khai làm sản phẩm tinh dầu sả thì ngoài phần củ sả bán ra thị trường, bà con tận dụng lá sả bán cho HTX làm tinh dầu. Cũng từ đó, diện tích sả được mở rộng hơn 20ha và trở thành cây trồng chủ lực của địa phương.

Bà Bàn Thị Thinh ở tổ 9, phường Thống Nhất cho biết: Gia đình tôi có diện tích 2ha. Trước đây trồng mía, trồng ngô, việc tiêu thụ phụ thuộc vào thị trường. Nhiều năm mía rẻ không muốn thu hoạch. Từ ngày thành lập HTX, tôi chuyển sang trồng sả. Việc chăm sóc cây sả ít tốn chi phí và công hơn. Mặt khác được thu thường xuyên và giá ổn định, phù hợp với người nông dân.

Bà Nguyễn Thị Bình, Giám đốc HTX nông nghiệp bản Dao Thống Nhất cho biết: Trước đây các hộ trồng sả theo hình thức nhỏ lẻ nên không thành vùng canh tác. Từ sự liên kết với người sản xuất, mô hình phát triển bền vững hơn. Vùng trồng nguyên liệu lớn và sản xuất tinh dầu sả tạo hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân. Cũng từ đó người dân mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất tập trung, quy mô lớn với tiêu chuẩn chất ượng cao. Đây là hướng đi lâu dài tạo dựng vùng trọng điểm trong phát triển nông nghiệp hàng hóa của tỉnh.


Việt Lâm

Các tin khác


Ứng dụng công nghệ cao - hướng đi bền vững trong sản xuất nông nghiệp

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình tiếp tục có những bước tiến vững chắc, ổn định. Một trong những yếu tố để có được thành quả đó là việc ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong sản xuất. Đến nay, tỉnh Hòa Bình đã phê duyệt 3 vùng nông nghiệp ứng dụng CNC và 11 khu nông nghiệp ứng dụng CNC cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Tháo gỡ "điểm nghẽn" vốn để tăng tốc giải ngân đầu tư công

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025, cao hơn so với mục tiêu trước đây là 95%.

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt qua thách thức

Doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn từ vấn đề tài chính, chi phí sản xuất, đến sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Bên cạnh những nỗ lực vượt bậc của doanh nghiệp, còn cần sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà nước, đóng vai trò kiến tạo, giúp doanh nghiệp có "điểm tựa” vươn lên.

Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025

Sáng 20/5, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Quách Tất Liêm, Nguyễn Văn Toàn, Đinh Công Sứ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để tình trạng ''có tiền mà không tiêu được''

Sáng 20/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với đầu cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

“Chạy nước rút” tăng thu ngân sách nhà nước

Thời gian từ nay đến khi giải thể đơn vị hành chính cấp huyện không còn nhiều. Trong khối lượng công việc rất lớn cần thực hiện trước khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử, các huyện, thành phố xác định cần tăng tốc thu ngân sách nhà nước (NSNN), đóng góp tích cực vào nhiệm vụ thu NSNN của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục