Công ty CP cà phê Thái Hòa - Hòa Bình chuẩn bị cây giống để mở rộng diện tích

Công ty CP cà phê Thái Hòa - Hòa Bình chuẩn bị cây giống để mở rộng diện tích

(HBĐT) - Khu Công viên Nông nghiệp là một mô hình liên hợp nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ liên hoàn và khép kín đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia. Với một số tiêu chí cơ bản là: giải quyết vấn đề đất đai, tăng thu nhập, tạo việc làm cho nông dân, sản xuất, cung ứng sản phẩm nông sản sạch và phát triển bền vững, mô hình đang được Viện chính sách và chiến lược phát triển NNNT nghiên cứu và thí điểm tại huyện Lạc Sơn.

 

Năm 2007, Tập đoàn Thái Hòa triển khai dự án trồng trồng và phát triển 850 ha cà phê nguyên liệu tại các xã Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Tân Mỹ của huyện Lạc Sơn với diện tích giai đoạn I là 90,5 ha. Dự án được thực hiện theo hình thức: hộ nông dân góp đất, Công ty đầu tư về vốn, phân bón, cây giống, chuyển giao kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm. Người dân góp đất được coi là một thành viên của Công ty, được hưởng các chế độ, hưởng cổ tức, sở hữu cổ phiếu. Quỹ đất tham gia góp vốn được tính giá trị bằng đơn giá thuê đất mà UBND tỉnh quy định cho từng khu vực để tính vào cổ phần đóng góp... Việc phát triển cà phê theo phương thức cổ phần hóa đã được chính quyền và các hộ dân đồng tình ủng hộ. Đây là mô hình mới thể hiện sự sáng tạo trong thực hiện mối liên kết “Bốn nhà” để việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả hơn.

Đến nay, hơn 64 ha cà phê của Công ty được trồng từ năm 2007 đã chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch đầu tiên. Tuy mới chỉ là thành công bước đầu nhưng đã tạo bước chuyển biến tích cực về chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa ở các xã vùng cao. Ông  Ngô Thanh Hùng, Giám đốc Công ty Thái Hòa – Hòa Bình cho biết:  Mục tiêu phấn đấu của Công ty là xây dựng vùng nguyên liệu cà phê tại các xã vùng cao huyện Lạc Sơn gắn với du lịch sinh thái mang bản sắc văn hóa Mường nhằm thu hút khách du lịch và tạo ra vùng cà phê có thương hiệu riêng, có giá trị xuất khẩu cao. Tiến tới việc xây dựng khu công nghiệp sản xuất, chế biến cà phê liên hoàn, tiêu thụ toàn bộ sản lượng cà phê cho các tỉnh khu vực phía Bắc.

 

Theo đánh giá của Sở NN-PTNT, Dự án phát triển vùng nguyên liệu cà phê của Tập đoàn Thái Hòa triển khai thực hiện tại các xã vùng cao thuộc huyện Lạc Sơn có nhiều điểm phù hợp với tiêu chí Khu công viên nông nghiệp mà Viện chính sách và chiến lược phát triển NNNT đang nghiên cứu, triển khai thí điểm tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Nam Định và Hòa  Bình. Theo ông Trần Bảo Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, quy mô của mỗi Khu công viên nông nghiệp có thể khác nhau tuỳ thuộc điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội của từng địa phương, địa bàn kinh tế. Tuy nhiên, mục tiêu cơ bản của Khu công viên nông nghiệp là tạo ra những khu liên hợp kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp – công nghiệp và dịch vụ. Trong đó, nông nghiệp là trọng tâm. Với mô hình này, người nông dân sẽ có điều kiện để sản xuất ra những mặt hàng có chất lượng cao hơn, sạch hơn và đặc biệt sản phẩm của Khu công viên nông nghiệp có giá trị gia tăng cao hơn. Việc sản xuất, chế biến, vận chuyển liên hoàn chặt chẽ cũng tạo điều kiện cho đầu tư xử lý môi trường theo tiêu chuẩn. Điều quan trọng là dự án đã đáp ứng những yêu cầu theo tinh thần Nghị quyết số 26/NQ-TƯ của BCH Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là: Thân thiện môi trường, sản xuất hàng hoá có giá trị gia tăng cao, giải quyết được vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

 

Với những kết quả tích cực đạt được trong quá trình triển khai thực hiện dự án, ngày 5/5/2010, Huyện ủy Lạc Sơn đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ-HU “Về trồng cây cà phê” với quan điểm: “Xây dựng và phát triển cây cà phê tại các xã vùng cao nhằm mục đích đưa Nghị quyết TW 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vào thực tiễn tại huyện Lạc Sơn. Các xã Ngọc Lâu, Ngọc Sơn và Tân Mỹ được xác định là vùng trọng điểm của huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả cao”. Nghị quyết đã đề ra mục tiêu: “Xây dựng các xã vùng cao thành vùng trồng cà phê có quy mô lớn. Dự kiến từ 850-1.000 ha cà phê doanh nghiệp và 1.000-1.500 ha cà phê nhân dân tại 3 xã Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Tân Mỹ và một số xã khác có điều kiện trong huyện, nhằm đảm bảo đủ nguyên liệu để xây dựng nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu trên địa bàn huyện”.

 

Tại buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Thái Hòa hồi đầu năm 2010, ông Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao mô hình xây dựng vùng nguyên liệu cà phê theo hình thức cổ phần hóa. Dự án được triển đã tạo ra một loại cây trồng mới góp phần xóa đói, giảm nghèo, giúp bà con nơi đây vươn lên làm giầu. Tỉnh xác định đây là bước đột phá về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cây cà phê là mục tiêu trước mắt và lâu dài, là mô hình điểm để từng bước nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Công ty CP Thái Hòa – Hòa Bình phải tiến hành nhanh hơn và có phương án đầu tư phù hợp để cây cà phê thực sự là cây trồng có hiệu quả. Trên cơ sở đó, Công ty xây dựng đề án chi tiết về thực hiện cổ phần hóa phát triển cà phê tại 3 xã  của huyện Lạc Sơn. Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao sở NN&PTNT nghiên cứu xây dựng và báo cáo quy hoạch phát triển cây cà phê của tỉnh với diện tích khoảng 2.000 ha, trước hết là tại 3 xã vùng dự án phát triển cà phê của Công ty CP cà phê Thái Hòa Hòa Bình tại huyện Lạc Sơn.

 

Hiện nay, tỉnh ta đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trên các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chế biến, du lịch với trên 254 dự án, tuy nhiên để có một khu liên hợp các ngành nghề thì vẫn đang trong quá trình mời gọi đầu tư. Theo đó, tỉnh cũng đã sẵn sàng mọi điều kiện cần thiết để các nhà đầu tư đến tìm hiểu và xây dựng Khu công viên nông nghiệp.

 

                                                                                             Hoàng Toản

 

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục