Tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, thuốc lá, điện thoại di động, dược phẩm, mỹ phẩm, hàng điện lạnh, hàng tiêu dùng... "đi" xe khách vào nội địa. Còn tại một số cửa khẩu, xăng ùn ùn chuyển sang Campuchia theo lệnh của những ông trùm giấu mặt.

 

Cuối năm, tình hình buôn lậu qua Cần Thơ diễn biến phức tạp, với nhiều mặt hàng được các đối tượng vận chuyển bằng xe khách từ các tỉnh biên giới về như thuốc lá, điện thoại di động, dược phẩm, mỹ phẩm, hàng điện lạnh, hàng tiêu dùng...

Theo Thượng tá Nguyễn Văn Thuận, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV - Công an TP Cần Thơ: "Các đối tượng buôn lậu dùng nhiều thủ đoạn rất tinh vi, hàng hóa được phân tán nhỏ lẻ, vận chuyển trên nhiều phương tiện hoặc thuê mướn người khác vận chuyển nhằm đối phó với lực lượng chức năng".

Thời gian qua, lực lượng Cảnh sát kinh tế Công an Cần Thơ đã tăng cường công tác nắm tình hình, triệt phá 25 vụ mua bán, vận chuyển, chứa chấp hàng nhập lậu, tịch thu nhiều hàng hóa với giá trị khoảng 1 tỷ đồng. Đồng thời, xử lý, phạt hành chính 23 đối tượng với số tiền 70 triệu đồng và khởi tố 2 đối tượng. Ngoài lực lượng Cảnh sát kinh tế, lực lượng Quản lý thị trường thời gian qua phát hiện và xử lý hàng loạt vụ vận chuyển hàng lậu từ biên giới về và đi ngang TP Cần Thơ.

Những ngày cuối năm 2010, tại cửa khẩu Xà Xía (Hà Tiên - Kiên Giang), tình hình hoạt động buôn lậu diễn ra sôi động và gần như công khai. Hàng trăm đối tượng ngày đêm qua lại trên các vành đai biên giới để "đánh hàng". Tại khu vực Bãi Xuồng - nơi giáp ranh giữa Hà Tiên với Campuchia, có hàng trăm ghe, xuồng chất đầy hàng hóa của các đối tượng buôn lậu để chuẩn bị đưa lên bờ để vận chuyển vào nội địa.

Điều đáng nói, các đối tượng vận chuyển hàng lậu hoạt động một cách công khai. Tại khu vực biên giới tiếp giáp này, các đối tượng buôn lậu luôn cử người theo dõi lực lượng chức năng và khi có lực lượng Hải quan, ngay lập tức số hàng được đưa về phía bờ Campuchia để tránh và sau khi lực lượng rút thì ngay lập tức hàng lậu được cập bến và "đội quân xe máy" đai hàng luồn lách rất nhanh.

Các đối tượng vận chuyển đường cát Thái Lan lậu vượt sông Binh Di (huyện An Phú, An Giang) để đưa vào nội địa Việt Nam.

Dường như quy luật hoạt động buôn lậu ở Xà Xía từ quy trình vận chuyển, thời gian và địa điểm tập kết đã được các cơ quan chức năng nắm rõ. Tuy nhiên, việc bắt giữ hàng lậu thì không dễ. Ông Huỳnh Văn Thanh, Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu, Cục Hải quan Kiên Giang, cho biết, khi tổ chức bắt giữ thì họ dùng số đông để giành giựt lại, thậm chí chống trả lại lực lượng chức năng.

Vì thế để bắt giữ được thì phải bố trí ở những chỗ vắng. Trong đợt cao điểm chống buôn lậu từ cuối năm 2010, lực lượng chức năng đã bắt giữ được 14 vụ với tổng trị giá gần 50 triệu đồng. Theo ghi nhận của chúng tôi, các mặt hàng mà các đối tượng buôn lậu tập trung dịp cuối năm là thuốc lá ngoại, đường cát, bánh kẹo, nước giải khát… để bán ra thị trường nội địa dịp Tết Nguyên đán.

Tuy nhiên, theo nhiều người dân địa phương cho biết, tình hình buôn lậu ở khu vực Xà Xía diễn ra quanh năm và có những "đầu nậu" điều tiết tình hình buôn lậu, thuê mướn dân biên giới vận chuyển. Những "phu đai hàng" kiếm được từ 1 đến vài triệu đồng/ngày.

So với các tỉnh dọc biên giới Tây Nam thì buôn lậu ở An Giang là phức tạp nhất, bởi tỉnh này có 96km đường biên giới giáp Campuchia (cả đường thủy và đường bộ) đi qua 5 huyện thị. Và các điểm buôn lậu thường tập trung ở các địa bàn biên giới giáp ranh như: xã Vĩnh Ngươn, thị xã Châu Đốc; xã An Khánh, thị trấn Long Bình, huyện An Phú; xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu…

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo 127 An Giang, từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trên 2.270 vụ buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, với tổng giá trị hàng hóa trên 21 tỷ đồng, số tiền thu được trên 17 tỷ đồng, tăng 35% so với năm trước.

Trong đó, các mặt hàng buôn lậu thuốc lá, đường cát giảm hơn so với cùng kỳ, nhưng mặt hàng vải, quần áo cũ, mỹ phẩm, động vật hoang dã, máy nổ, phụ tùng xe ôtô… mỗi loại đều tăng từ 50 đến hơn 100% so với năm 2009. Tuy nhiên, tình hình buôn lậu dịp cuối năm ở An Giang hiện đang rất "nóng". 

Tại Tịnh Biên - nơi buôn lậu xăng dầu diễn ra rất rầm rộ bởi vùng địa bàn Tịnh Biên và bên kia biên giới nước bạn là huyện Kinivong (tỉnh Tà Keo, Campuchia) là cánh đồng Năm Đưng. Tại cánh đồng này mỗi ngày có hàng trăm lượt ghe (gắn máy công suất lớn) chở xăng dầu đang tìm cách chạy vào những con kinh nội đồng để qua biên giới.

Tình trạng buôn lậu xăng dầu ở Tịnh Biên lắng xuống từ khoảng tháng 4/2008 và giờ đây tái diễn. Anh T. (quê Tịnh Biên, từng tham gia buôn lậu mặt hàng này, giờ đã "giải nghệ")  cho biết: "Hiện giá xăng giữa hai bên chênh lệch nhau từ 2 đến 3 nghìn đồng/lít. Chính vì vậy, với mỗi can xăng loại 30 lít chỉ cần vượt vài kilomet, người vận chuyển kiếm được không dưới 80.000 đồng, mà chuyện vận chuyển thì đâu có gì khó với người dân nơi đây".

Cũng theo anh T., việc vận chuyển những can xăng vượt biên mà chúng tôi nhìn thấy chỉ là "bề nổi trong tảng băng chìm" và họ là những người vận chuyển ăn tiền công. Đứng đằng sau nó là những ông trùm giấu mặt. Tình trạng buôn lậu xăng dầu ở Tịnh Biên trở thành mắt xích, quy trình phân công rất chặt chẽ, với người "ngoài giới" không dễ gì làm được, có mua cũng không ai bán xăng với số lượng lớn, trừ khi cùng phe...

Ông Phan Lợi, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT thành viên Ban chỉ đạo 127 tỉnh An Giang cho rằng, để công tác phòng chống buôn lậu ở khu vực biên giới đạt hiệu quả thì các lực lượng Hải quan, Biên phòng, Công an và chính quyền địa phương cần tập trung tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn hàng lậu qua biên giới tại các điểm nóng như: Xã Vĩnh Ngươn, thị xã Châu Đốc, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, xã Khánh An, thị trấn Long Bình, huyện An Phú và xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu. Khi phát hiện hàng lậu vận chuyển sâu vào nội địa, các lực lượng trên cần phối hợp với QLTT kiểm tra, chặn bắt

 

                                                                                     Theo CAND

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục