Khách hàng đến giao dịch ở ngân hàng BIDV.

Khách hàng đến giao dịch ở ngân hàng BIDV.

Với vai trò của một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước chủ lực, hàng đầu tại Việt Nam, là công cụ thực thi có hiệu quả của Ðảng, Chính phủ trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, thực thi chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô và góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng GDP của đất nước, toàn hệ thống Ngân hàng Ðầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã khẩn trương triển khai một cách sâu rộng, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả, đồng thời quán triệt, nhận thức đầy đủ, sâu sát, nghiêm túc và kiên quyết chỉ đạo triển khai cụ thể hóa Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị 01/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.

BIDV đã xây dựng chương trình hành động tổng thể với tám nhóm biện pháp chính trải đều trên các lĩnh vực quan trọng để thực hiện nhóm giải pháp của Chính phủ.

Thực hiện nghiêm chính sách tiền tệ quốc gia

Trong công tác huy động vốn, BIDV tuân thủ chính sách điều hành, quy định lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, bám sát diễn biến và cập nhật thông tin thị trường, điều hành công tác huy động vốn trên cơ sở cân đối cung - cầu vốn thực tế.

Về điều hành tín dụng, ngay từ đầu tháng 1-2011, BIDV đã điều hành hoạt động tín dụng tăng trưởng không quá 19% theo nguyên tắc: Chỉ tăng trưởng tín dụng khi huy động được nguồn vốn và bảo đảm các tỷ lệ an toàn; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; tập trung ưu tiên vốn cho các mục tiêu, đối tượng phục vụ sản xuất, kinh doanh; kiểm soát chặt chẽ trong cho vay nhập khẩu.

Về lãi suất, tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về trần lãi suất huy động, tiết giảm 0,5% lãi suất cho vay để hỗ trợ cho các doanh nghiệp; đối với các chương trình mục tiêu ưu tiên, điều chỉnh giảm lãi suất cho vay từ 0,5% đến 2% theo từng đối tượng, từng doanh nghiệp theo chỉ định ưu tiên của Chính phủ.

Về tỷ giá, thực hiện điều hành tỷ giá chặt chẽ, thận trọng, tuân thủ, chấp hành quy định về điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, cả về tỷ giá công bố mua và bán, biên độ giao dịch; quản lý chặt chẽ cho vay ngoại tệ; đẩy mạnh cho vay xuất khẩu và hỗ trợ cho các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ hợp lý.

Phát huy vai trò chủ lực

Nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh với nội dung cơ bản tập trung xác định phát triển bền vững là mục tiêu hàng đầu của BIDV, trong đó mục tiêu quan trọng là phát triển theo chiều sâu hướng tới phát triển bền vững trên cơ sở chất lượng, an toàn, hiệu quả và ổn định trong hoạt động kinh doanh.

Tiết giảm, điều chỉnh kế hoạch mua sắm, trang bị, xây dựng cơ bản nội ngành, chỉ tập trung cho những dự án trọng điểm, hiệu quả, cấp bách hoàn thành trong năm. Quản lý và điều hành tài chính năm 2011 gắn liền với các biện pháp triệt để tiết kiệm chi phí hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc kiểm soát chi phí quản lý kinh doanh, chi phí thường xuyên năm 2011 tiết kiệm tối thiểu 11%, đặt mục tiêu phấn đấu tiết kiệm 15%, xây dựng và chỉ đạo chương trình tiết kiệm điện, yêu cầu tiết giảm điện tại công sở tối thiểu 12%, vận động gia đình cán bộ, công nhân viên tham gia chương trình tiết kiệm điện sinh hoạt gia đình tối thiểu 10%.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình an sinh xã hội vì cộng đồng theo tinh thần Nghị quyết 30a cũng là những nội dung quan trọng trong chương trình hành động của BIDV thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP, với tổng giá trị 700 tỷ đồng trong giai đoạn 2011-2013 và kế hoạch công tác an sinh xã hội năm 2011 là 190 tỷ đồng, bảo đảm nguồn hỗ trợ kịp thời, đến đúng đối tượng thụ hưởng. Ngoài việc hỗ  trợ bảy huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, BIDV tăng cường hỗ trợ các huyện cận nghèo, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện, cấp xã theo các chương trình mục tiêu: Xóa nhà tạm, hỗ trợ y tế và  hỗ trợ giáo dục...

Song song với đó là thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm tính tuân thủ và chấp hành của toàn hệ thống trên các mặt nghiệp vụ nhằm hạn chế, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tác nghiệp, thất thoát và lãng phí vốn của ngân hàng, khách hàng.

Ðể triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP, BIDV đã đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền trong hệ thống để nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc nghiêm chỉnh chấp hành, góp phần thực thi có hiệu quả cao nhất các giải pháp của Chính phủ; tăng cường công khai, minh bạch thông tin, nhất là các thông tin thị trường.

Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của BIDV được thông báo rộng rãi trên công luận, xác định tính tiên phong, chủ động của BIDV trong việc thực thi các chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, đó cũng là trách nhiệm, đồng thời hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp đồng thuận cùng triển khai phù hợp theo đặc thù hoạt động, góp phần thực thi có hiệu quả Nghị quyết, nhanh chóng đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện tại, tiếp tục có những bước phát triển bền vững và ổn định.

                                                                      Theo Báo Nhandan

 

Các tin khác

Không phải lần đầu quy hoạch mạng lưới đường bộ Hà Nội được đưa ra bàn bạc.
Không có hình ảnh
Cán bộ tín dụng ngân hàng CSXH huyện Cao Phong giải ngân nguồn vốn vay cho các hộ nghèo xã Tây Phong.
Nông dân xã Yên Lạc(Yên Thuỷ) chăm sóc ngô xuân.

Nguồn vốn WB - góp phần phát triển cơ sở hạ tầng giao thông

(HBĐT) - Đến cuối năm 2007, mạng lưới giao thông của tỉnh có hơn 4.200 km, trong đó, quốc lộ và đường Hồ Chí Minh 298 km, 398 km đường tỉnh, 740 km đường huyện và hơn 2.700 km đường GTNT. Những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ của ngân sách T.Ư và ngân sách địa phương, mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh đã từng bước được đầu tư cải tạo, nâng cấp như: QL 12B, QL21, và một số tuyến đường tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH, củng cố QP-AN, nâng cao đời sống nhân dân.

Doanh nghiệp vận tải trước áp lực giá nhiên liệu tăng cao

(HBĐT) - Chỉ trong một thời gian ngắn, xăng, dầu đã 2 lần tăng giá. Các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh “thở vắn than dài” trước tình hình giá nhiên liệu tăng cao.

Cung ứng điện mùa khô: Bớt căng thẳng về cung - cầu

Đã bước vào mùa nắng nóng, nhưng theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong tháng 4.2011 cả nước sẽ không phải tiết giảm phụ tải và nếu cân đối khéo thì cả tháng 5.2011, nhiều khả năng cũng không phải tiết giảm.

Cả nước đang tồn đọng hơn 400.000 tấn đường

Theo báo cáo của Hiệp hội mía đường Việt Nam, 38 nhà máy đường trong nước đang tồn đọng hơn 400.000 tấn đường. Trong khi đó, 50.000 tấn đường đã được nhập khẩu về VN khiến cho việc tiêu thụ đường của các DN đang gặp khó khăn.

Nguồn cung USD đang tăng

Ngày 18.4, tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) VN công bố là 20.728 đồng/USD. Các NH thương mại niêm yết giá bán USD ở mức trần 20.935 đồng/USD, giá mua ở mức 20.925 đồng/USD. Thị trường tự do hiện hoạt động rất hạn chế, giá USD khoảng 20.940 đồng/USD.

NHNN tiếp tục "siết" cho vay lĩnh vực phi sản xuất

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản số 2956/NHNN-CSTT yêu cầu các tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài kiểm soát hoạt động tín dụng năm 2011.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục