Niềm vui của người dân Bòng Bong mùa thu hoạch na.

Niềm vui của người dân Bòng Bong mùa thu hoạch na.

(HBĐT) - Ở nơi chỉ có đá và… đá, chỉ có cây cỏ, bụi rậm mọc, thế nhưng nhờ bàn tay cần cù, chịu thương chịu khó, màu xanh đã hiện lên như để tri ân với những con người đã dày công khai phá nơi mảnh đất sỏi đá khô cằn này. Ở nơi đây, cây na đã mọc lên, đơm hoa kết quả. Na trở thành cây xoá đói- giảm nghèo của người dân xóm Bòng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ).

 

Ông Trần Văn Sơn, Bí thư chi bộ xóm Bòng Bong cho biết: Xóm ông xưa nghèo lắm. Khoảng 15 năm về trước, người dân chưa quan tâm đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cuộc sống rất khó khăn. Nhiều người còn dựa vào rừng núi để kiếm ăn nhưng cây trụi, củi hết, người dân bắt đầu quan tâm đến phát triển kinh tế lâu dài và ổn định. Vườn tược được đầu tư trồng các loại cây như nhãn, vải, ngô, sắn, thế nhưng chỉ có cây ngô, sắn cho hiệu quả kinh tế ổn định. Khi mà đất trống đã không còn, nhiều người mới nghĩ đến việc khai phá các vùng đất ở chân núi, đỉnh đồi nhưng chỉ toàn những đá tai mèo, cây bụi mọc hoang. Cũng có người kiên trì trồng thêm các cây khác vì tiếc công sức bỏ ra khai phá và những cây na đầu tiên đã bắt đầu xanh tốt rồi ra hoa, kết quả. Anh Nguyễn Văn Tuấn, người dân sống trên đỉnh Bòng Bong kể: Đất Bòng Bong này xưa chỉ có đá, tôi cũng như người dân ở đây phải mất bao nhiêu công khai phá mới nên. Thú thực, ban đầu tôi cũng nản, thấy mọi người trồng na cũng trồng theo cho đỡ phí đất chứ cũng không hy vọng gì. Đã hơn chục năm gắn bó với cây na, anh Tuấn đã trả được nợ nần, thoát khỏi nghèo đói, xây dựng được ngôi nhà khang trang, mua sắm được nhiều vật dụng có giá trị phục vụ đời sống,

 

Ông Nguyễn Bá Dũng, trưởng xóm Bòng Bong cho biết: Cả xóm không có một vuông đất cấy lúa nào, hiện nay, xóm chỉ có 10 ha đất màu nhưng riêng cây na có tới 15 ha. Ông Dũng lý giải là do người dân thấy việc trồng na đem lại hiệu quả cao lại không vất vả, vì vậy, ngoài diện tích đất vốn có, nhiều người đã khai phá cả những triền núi, sườn đồi. Ông kể về gốc gác cây na: 15 năm trước, cây na đã được ông Đặng Văn Tý, một người dân của xóm mang từ tỉnh Hưng Yên về trồng. Người dân thấy trồng na tốt thì cũng trồng theo, ban đầu chỉ trồng na bở nhưng do thấy hiệu quả  kinh tế không cao, vì vậy,  đã chuyển sang trồng na dai. Cây na dai phát triển rất tốt, quả sai, trung bình mỗi một gốc cho khoảng 250 quả, ăn ngọt, dai và thơm, bán lại được giá. Hàng năm, xóm xuất ra thị trường cả chục tấn na. Cả xóm 117 hộ dân, hiện có hơn 50% số hộ trồng na, nhiều nhà trồng đến hơn 1 ha như một số gia đình: Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Tuấn Nghĩa…

 

Theo anh Nguyễn Văn Tuấn, so với các lại cây trồng khác, na đặc biệt thích hợp với địa hình và đất núi đá vôi. Cây na có khả năng chịu hạn, chống chịu sâu bệnh rất tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ 3 năm là cho thu hoạch. Với giá na đầu vụ hơn 20.000 đồng/kg, nếu chăm sóc tốt, một sào na sẽ cho thu hoạch từ 6- 8 triệu đồng. Nhờ na, nhiều gia đình đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Trồng na không yêu cầu về kỹ thuật, dễ trồng, tuổi thọ lại cao. Anh Tuấn cho biết, vườn na anh trồng đã 14 năm nay nhưng vẫn chưa thấy cây có dấu hiệu cằn cỗi hay kém quả và chất lượng. Sau mỗi vụ thu hoạch chỉ cần xới đất lên, bón một lượng phân hữu cơ trộn với vôi bột, phơi đất một thời gian rồi vùi lại là xong chờ đến vụ sau thu hoạch. Anh Nguyễn Tuấn Nghĩa, người có hơn 1,5 ha na hồ hởi khoe: Vụ na năm nay gia đình anh thu hoạch sớm hơn, vì vậy cũng được giá hơn, vụ này gia đình anh bỏ túi ngót nghét gần 100 triệu đồng. Nhờ cây na, đời sống của người dân Bòng Bong đã khác trước rất nhiều, thu nhập bình quân của xóm đạt 10,5 triệu đồng/người/năm. Cây na đã, đang đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân nơi đây.

 

 

 

                                                                Thanh Tuyền (T.T.V)

 

Các tin khác


Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục