Sản xuất gạch xây dựng tại Nhà máy gạch Hoành Bồ.

Sản xuất gạch xây dựng tại Nhà máy gạch Hoành Bồ.

Tái cấu trúc đầu tư là một trong những nội dung căn bản của tái cấu trúc nền kinh tế. Ðiều này đạt được sự đồng thuận cao vì đầu tư là nguồn gốc của tăng trưởng. Tăng trưởng tất yếu kéo theo chuyển dịch cơ cấu. Trong những trường hợp chuyển dịch cơ cấu có chủ đích, việc tái cấu trúc đầu tư là tất yếu. Ðối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, việc tái cấu trúc đầu tư sẽ thật sự có hiệu ứng nếu bắt đầu từ tái cấu trúc đầu tư công.

 

Tái cấu trúc đầu tư công được hàm ý hướng đầu tư công trở thành công cụ điều chỉnh định hướng kinh tế, là vốn mồi cho nền kinh tế, từ đó, dẫn dắt định hướng các nguồn đầu tư nước ngoài và tư nhân trong nước để tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm tái cấu trúc nền kinh tế.

Có nhiều cách tiếp cận để đưa ra các giải pháp đối với tái cấu trúc đầu tư. Trong khuôn khổ tái cấu trúc nền kinh tế, để có thể tái cấu trúc đầu tư thành công, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Giảm tổng đầu tư toàn xã hội nói chung xuống dưới 35% GDP từ mức hơn 40% năm 2011 và nhất là giảm mạnh đầu tư công xuống dưới một phần ba tổng đầu tư toàn xã hội... Rà soát các khoản đầu tư công, căn cứ vào quy hoạch và tạo cân đối ngay trong kế hoạch, có tính khả thi về cân đối chi tiêu tài chính trung hạn. Kiểm toán chặt chẽ nợ nước ngoài, nợ Chính phủ, nhất là các khoản nợ chưa được kiểm soát kỹ của khu vực tư nhân và chính quyền các điạ phương, các doanh nghiệp nhà nước tự vay, tự trả nhưng lại thiếu khả năng chi trả. Tái cấu trúc đầu tư phải bao gồm cả việc tái cấu trúc các công trình, dự án đã đầu tư không phù hợp, để lại hậu quả xấu và ngăn ngừa việc tiếp tục ban hành các danh mục đầu tư "ba không" (không rõ mục đích, không rõ đầu tư để làm gì và cho ai; không cân đối được nguồn lực, gây chậm trễ việc đưa dự án, công trình vào sử dụng, làm triệt tiêu hiệu quả; và không xác định được phân kỳ đầu tư phù hợp, gây lãng phí nguồn lực của dân).

Rà soát lại toàn bộ danh mục đầu tư đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai thực hiện. Cương quyết loại bỏ các danh mục đầu tư không còn phù hợp với điều kiện và tiêu chí mới. Cắt giảm đầu tư công một cách thực chất, để vừa thực hiện giảm tổng cầu, góp phần chống lạm phát trước mắt, vừa tạo cơ cấu kinh tế hợp lý trung và dài hạn. Việc thực hiện cắt giảm đầu tư công nên theo các nguyên tắc: Giảm tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư toàn xã hội; Nhà nước rút dần ra khỏi lĩnh vực kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận để dồn sức làm những việc cần cho sự phát triển của đất nước mà các thành phần kinh tế khác không muốn hoặc không thể làm; doanh nghiệp nhà nước tập trung sức vào việc tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội. Nguyên tắc chung là trừ những khu vực đặc biệt, còn lại cái gì Nhà nước làm tốt nhất cho nền kinh tế để Nhà nước làm; cái gì tập thể làm tốt nhất để tập thể làm; cái gì tư nhân (cả trong và ngoài nước) làm tốt nhất để tư nhân làm. Vì thế, trước mắt, nên xóa những công trình, dự án đã thấy trước là không có hiệu quả. Vấn đề này cần làm song song với việc đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Giãn tiến độ xây dựng những công trình, dự án trước mắt chưa cân đối được vốn và hoãn khởi công những công trình đã có quyết định đầu tư, nếu chưa thu xếp được vốn hoặc chưa cần thiết.

Xây dựng chương trình đầu tư công cộng cho giai đoạn mới. Cho đến nay, chúng ta đã xây dựng và triển khai thực hiện ba chương trình đầu tư công cộng PIP (PIP I cho 1996-2000; PIP II cho 2001-2005 và PIP III cho 2006-2010). Cần rút kinh nghiệm những mặt thành công và thất bại của mỗi chương trình PIP nêu trên. Các PIP mới phải được tính toán thật hoàn chỉnh, tính toán cân đối thành các chương trình, dự án, phân ra các ngành, vùng và các nguồn vốn bảo đảm thật cụ thể, chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, không nóng vội, không ham tăng trưởng nhanh bằng mọi giá.

Sửa đổi, bổ sung nghị quyết về phân cấp quản lý kinh tế, trong đó có quản lý đầu tư (Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30-6-2004 của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước) theo nguyên tắc: về phân cấp quản lý đầu tư, vấn đề làm gì, bao giờ làm, làm ở đâu phải do Trung ương quyết định, còn việc ai làm, làm thế nào có thể phân cấp, Trung ương chỉ hướng dẫn. Phải thừa nhận rằng, việc phân cấp quản lý đầu tư vừa qua là "quá mức", vượt tầm kiểm soát của chính các cơ quan quản lý nhà nước, gây lãng phí lớn nguồn lực, làm méo mó cơ cấu kinh tế. Trước mắt, cần thực hiện ngay việc gắn trách nhiệm ra quyết định đầu tư với việc thu xếp, bố trí vốn.

Nghiên cứu ban hành Luật Ðầu tư công. Thống nhất nguyên tắc, cấp nào cân đối được vốn đến đâu thì quyết định đầu tư đến đó. Các công trình hạ tầng được phê duyệt phải được bố trí nguồn duy tu, bảo dưỡng như là một bộ phận của nguồn vốn đầu tư. Ðặc biệt, ngân sách tập trung chỉ đầu tư vào những công trình có tính chất quốc gia và liên vùng. Kiên quyết không ứng vốn ngân sách đầu tư. Vốn trái phiếu chỉ đầu tư vào các công trình cấp quốc gia và liên vùng. Tăng cường vai trò tổng điều phối, điều chuyển, phân bổ vốn đầu tư công đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và có nguồn gốc ngân sách.

Nghiên cứu ban hành Luật Ðầu tư cơ sở hạ tầng. Thực hiện nguyên tắc chỉ đầu tư công trình hạ tầng nếu cân đối được vốn. Không quyết định tiếp tục đầu tư cũng như phê duyệt, khởi công các công trình hạ tầng mới trong những năm 2011-2013. Thực hiện cơ chế hợp tác công-tư (PPP); cơ chế Luật Ngân sách theo hướng cho phép một số công trình đặc thù được thực hiện cơ chế này. Trước mắt, thực hiện thí điểm cơ chế dùng quỹ đất hai bên hành lang công trình cơ sở hạ tầng để tạo vốn phát triển hạ tầng.

Nghiên cứu ban hành Luật Quy hoạch. Thống nhất về mặt quản lý nhà nước về quy hoạch trong một đầu mối thống nhất. Trước hết là thống nhất ba quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (đang được điều chỉnh bởi Nghị định số 92/2006/NÐ-CP của Chính phủ ngày 7-9-2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2008/NÐ-CP ngày 11-1-2008), Quy hoạch sử dụng đất (đang được điều chỉnh bởi Luật Ðất đai), Quy hoạch phát triển đô thị (đang được điều chỉnh bởi Luật Quy hoạch đô thị). Nếu cần thiết, thống nhất các văn bản pháp quy hiện hành về quy hoạch vào một luật quy hoạch thống nhất. Kiên trì thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt trong thời gian ba năm từ khi phê duyệt quy hoạch.

Tái cấu trúc đầu tư thông qua điều chỉnh cơ cấu đầu tư bằng cả cơ chế, chính sách, điều hành nhằm hướng tới một cơ cấu đầu tư hợp lý, đạt được hiệu quả đầu tư tổng thể. Hạt nhân của tái cấu trúc đầu tư trong bối cảnh hiện tại là tái cấu trúc đầu tư công mà trọng tâm là tăng cường siết chặt kỷ cương phân cấp, thực hiện quy hoạch để nguồn vốn đầu tư công đóng vai trò đích thực trong việc kích thích các nguồn vốn tư nhân và nước ngoài, đồng thời tăng cường mối liên kết vùng cũng như cả nước.

 PGS, TS LÊ XUÂN BÁ
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế T.Ư

 

 

 

                                                Theo Nhan Dan

 

Các tin khác


Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục